Hộp 2.5 Bảy nguyên tắc quản lý đất đai bảo đảm hiệu quả, công bằng và bền vững môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 47 - 48)

thay đổi lớn kể từ đầu công cuộc đổi mới. Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu vẫn là công việc nội bộ của nhà nước, được đặc trưng bởi những mối quan hệ, tầng nấc, thời gian và liên kết không rõ ràng giữa nhiều loại quy hoạch khác nhau như Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch phát triển đô thị và các kế hoạch ngành, nhất là ở cấp tỉnh/thành và

quận/huyện. Thứ nhất, để đạt được mục tiêu cuối cùng, quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất nói chung phải tiến hành theo 7 nguyên tắc mà FAO, IFAD, UNCTAD và các đối tác phát triển khác đã tổng kết (xem Hộp 2.5. dưới đây).

Thứ hai, cần phải đổi mới phương pháp quy hoạch sử dụng đất hiện nay để đảm bảo chú

Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N

C H Ư Ơ N G 2 : Q U Ả N L Ý Đ Ấ T Đ A I

48

Hồ chứa nước Buôn Triết được xây dựng tại huyện Lak, tỉnh Đắc Lắc vào cuối những năm 1970. Hồ có diện tích 125 ha, chứa được khoảng 19 triệu m3 nước. 95% diện tích xung quanh hồ được bao phủ bởi rừng tự nhiên thuộc khu bảo tồn rừng “phòng hộ”Nam Ka. Quy hoạch sử dụng đất của khu vực này đưa ra nhiều mục đích sử dụng: rừng bảo tồn kết hợp với ruộng lúa có tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, nguồn cung cấp nước uống, đánh cá, du lịch sinh thái và giao thông thuyền bè.

Nhưng mâu thuẫn về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp và đất rừng giữa những đối tượng sử dụng đất hiện nay (như người dân tộc thiểu số, nông dân và cư dân địa phương, người di cư mới chuyển đến) và cơ quan quản lý đã dẫn đến tình trạng sử dụng đất sai mục đích, từ đó gây nạn phá rừng trên diện rộng. Nhiều khu vực rừng bảo tồn Nam Ka bên bờ hồ chứa nước đang bị đốt phá để trồng cà phê và ngô. Kết quả là thoái hóa đất kèm theo chất lượng nước xuống cấp. Ngoài vấn đề về an ninh lương thực, nạn phá rừng còn làm mất đi nhiều loài động vật hoang dã và làm giảm lượng khách du lịch sinh thái tiềm năng.

Những nỗ lực hiện tại nhằm giải quyết những nhu cầu mâu thuẫn nói trên chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các giải pháp, quy trình phù hợp với địa phương để quản lý tổng thể các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó bao gồm việc thành lập một hiệp hội ngư dân để hợp tác chặt chẽ với phòng thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT và một nhóm đồng quản lý nghề cá gồm có Phòng Thủy lợi, Ủy ban nhân dân xã, ngư dân, những người môi giới trung gian và công an địa phương, dựa trên các kết quả của điều tra cơ bản hiện trạng sinh thái năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những hộ nghèo sẽ vẫn tiếp tục phạm luật nếu họ chưa có các phương án tạo nguồn thu nhập thay thế và khả thi. Để giải quyết vấn đề này, không những phải đổi mới phương thức quản lý đất đai hiện nay, mà còn phải rà soát kỹ lưỡng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất liên quan của khu vực.

Nguồn:Phỏng theo ý kiến đóng góp của Michael J. Akester

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)