Cung cấp các dịch vụ nước

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 57)

TTốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Việt Nam đã vượt quá năng lực phục vụ của các hệ thống cấp nước và tiêu thoát nước. Số liệu về diện bao phủ dịch vụ cấp nước và vệ sinh thường có nhiều mâu thuẫn và chỉ nên được coi như các ước tính gần đúng. Tuy vậy, thông qua các số liệu đó vẫn có thể thấy được câu chuyện về dịch vụ nước ở Việt Nam. Khoảng 14 triệu người trong tổng số 22,5 triệu cư dân thành thị đã có nước sạch. Tuy nhiên, chưa đến 60% trong số họ có

đường ống nước đấu nối tại nhà; số còn lại phải lấy nước từ các đường ống chung hoặc dùng nước giếng. Các huyện lỵ thường có ít dịch vụ nước cơ bản hơn. Tiêu chuẩn dịch vụ hiện nay rất thấp, cả về khối lượng cũng như chất lượng, chưa nói đến tỷ lệ thất thoát nước cao.65

Các thành phố lớn được cho là cung cấp đủ điều kiện vệ sinh cho hầu hết mọi người dân, nhưng thực ra, con số này bao gồm cả khía cạnh “có nhà tiêu hợp vệ sinh”. Tại các thị xã, 75% số hộ dân không được đấu nối với bất kỳ hệ thống tiêu thoát nước nào, dù là hệ thống tập trung hay phân tán; thay vào đó, họ phải sử dụng bể tự hoại. Tỷ lệ xử lý nước thải đạt chưa đến 10% khối lượng nước thải đô thị được thu gom hàng ngày.67Tại những nơi có hệ thống tiêu thoát nước đô thị, hầu hết các hệ thống này lại kết hợp giữa tiêu nước mưa với thoát nước thải sinh hoạt không qua xử lý.

Mặc dù Việt Nam đã đạt tiến độ khá nhanh trong việc cải thiện tình hình cấp nước, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa vươn đến nhiều vùng nông thôn. Khoảng 41 triệu dân nông thôn chưa có nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chỉ có 8% dân số nông thôn có nước máy tại nhà hoặc có đường ống nước vào đến sân, 82% có thể lấy nước từ các nguồn đã được cải thiện ở bên ngoài nhà, và 10% vẫn phải lấy nước uống từ các nguồn chưa được cải thiện.68Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân là điều đặc biệt khó khăn. Một khảo sát gần đây69cho thấy, mặc dù khoảng một nửa số dân nông thôn có công trình vệ sinh gồm nhiều loại khác nhau, nhưng chỉ 18% có các công trình vệ sinh đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)