duyên hải miền Trung là những nơi đặc biệt dễ bị tổn thương. Mỗi năm, hàng trăm người thiệt mạng và sinh kế cũng như cơ sở hạ tầng phải gánh chịu những tổn thất rất nặng nề.
Các nhánh sông ở thượng lưu có chất lượng nước tương đối tốt, ngoại trừ một số nơi bị ô nhiễm cục bộ. Tuy nhiên, ở hạ lưu, nhất là với các sông chảy qua khu công nghiệp và vùng đô thị lớn, chất lượng nước đang dần dần suy thoái do nước thải chảy thẳng vào sông ngòi và phần lớn không được xử lý. Một số đoạn sông hiện đã được xếp vào loại “sông chết” do không còn khả năng hỗ trợ bất kỳ hình thức sống nào.64Ao hồ và kênh rạch ở các vùng đô thị trở thành các rãnh thoát nước và nơi chứa nước thải.
Việt Nam có nguồn nước ngầm chất lượng tốt với trữ lượng lớn có thể dùng để cấp nước sinh hoạt (hiện tại nước ngầm chiếm khoảng một nửa nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt) và nhiều mục đích sử dụng kinh tế khác. Nhưng có nhiều nơi nước ngầm bị khai thác tập trung khiến cho việc sử dụng nước thiếu bền vững. Tại Hà Nội và nhiều khu vực tại TP Hồ Chí Minh, mực nước ngầm đã giảm 30 m so với mực nước tự nhiên. Tình trạng khai thác quá mức cũng diễn ra ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long,65và một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ còn tồn tại được trong một thời gian ngắn nữa. Có rất ít thông tin về chất lượng hoặc khối lượng nước ngầm để đảm bảo mục tiêu sử dụng bền vững. Nước ngầm cũng dễ bị ô nhiễm, và một số nguồn nước ngầm quan trọng hiện đã bị ô nhiễm nghiêm trọng đến mức không thể hồi phục.