Hộp 2.4 Sự minh bạch và tham nhũng trong quản lý đất đa

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 45 - 46)

tiêu cực ở mức nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. KSMSHGĐVN 2008 cho biết 86% số hộ gia đình cho rằng có tiêu cực trong việc cấp GCNQSDĐ. Doanh nghiệp có lẽ ít gặp tiêu cực hơn về GCNQSDĐ: 37% doanh nghiệp được hỏi trong Khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới năm 2009 cho biết được gợi ý tặng tiền hay quà cáp khi xin cấp GCNQSDĐ.

Mặc dù tiêu cực vẫn ở mức độ vừa phải nhưng một số tỉnh/thành dường như đang rơi vào“vòng luẩn quẩn về tham nhũng” khi mức tham nhũng cao nhất vẫn đi kèm với tỉ lệ thấp nhất hộ gia đình cho rằng tình hình tiêu cực đã được cải thiện. Như đã nêu trong Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2010 về các thể chế hiện đại, tình trạng này có liên quan đến sự thoái hóa trong quản lý đất đai, dẫn tới khoảng trống đáng kể giữa chính sách và những hoạt động thực thi cần triển khai ở địa phương. Việc phân cấp trao cho chính quyền địa phương, nhất là Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố nhiều quyền tự quyết hơn về quản lý đất đai trong khi trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng. Mặt khác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tăng, thủ tục giao đất và đăng ký đất đai với nhiều bước rườm rà và cơ chế hai giá đất áp dụng trước và sau khi chuyển đổi tạo cơ hội kiếm lợi cho một số công chức và nhà đầu tư đất đai mà người thiệt hại chính là người sử dụng đất thực sự và nhà nước.52(Xem Hộp 2.4.)

Bộ TN&MT cần giải quyết những vấn đề này một cách toàn diện và đồng bộ. Bộ cần cập nhật Chương trình Phát triển và Hiện đại hóa Quản lý Đất đai dài hạn (2006-10) được xây dựng từ năm 2008 để thể hiện quan điểm của nhà nước về tương lai của hệ thống hành chính đất đai, như đã đề xuất trong Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010. Về quản trị nhà nước trong ngành, cần tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính về đất đai, trên là với cơ quan quản lý cấp trên và dưới là với người dân mà cơ quan đó phục vụ. Trong giải trình với cơ quan quản lý cấp trên, cần đơn giản hóa và tối ưu hóa các quy trình hành chính về đất đai và tăng cường tính thống nhất giữa các thủ tục và tiêu chuẩn theo ngành dọc. Trong giải trình với người dân, cần xây dựng một chương trình hiệu quả nâng cao năng lực

chú trọng vào việc tăng cường minh bạch thông qua việc thống nhất tổchức, kiện toàn thủ tục, thực hiện tập huấn cho đội ngũ cán bộ và hiện đại hóa cơ sở vật chất, nhất là hệ thống thông tin quản lý đất đai, đặc biệt là tại các văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện. Ngoài ra còn cần xây dựng các chương trình sáng tạo tuyên truyền và nâng cao nhận thức với sự tham gia tích cực của cộng đồng cũng như tăng cường giám sát, đánh giá và giải quyết khiếu nại, tranh chấp. Về mặt này, cần đặc biệt quan tâm đến các đối tượng khó khăn, nhất là người dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ, bảo đảm những vấn đề của họ được chú ý lắng nghe và giải quyết thỏa đáng và họ được tiếp cận bình đẳng với thông tin và dịch vụ quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)