chính sách
Việc thành lập Bộ TN&MT vào năm 2002 đã giúp tách bạch chức năng quản lý nhà nước thống nhất với chức năng khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích kinh tế. Tuy nhiên, Bộ TN&MT vẫn đang hoạt động theo hướng đảm nhiệm chức năng giám sát này. Một mặt, có thể phải tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ từ phía quốc tế, mặt khác, vai trò của các cơ quan trong ngành nước cần được xác định rõ hơn nhằm tránh trùng lặp và tăng cường phối hợp hiệu quả hơn nữa. Các cấp bậc của hệ thống luật pháp điều tiết các bên tham gia là nhà nước và tư nhân cũng không rõ ràng, thiếu nhất quán hoặc chưa hoàn chỉnh.81 Giữa các ngành còn thiếu nỗ lực quy hoạch hoặc phối hợp, dẫn đến những tác động không mong muốn, không được cấp vốn và không thể giảm thiểu.
Khu vực tư nhân tham gia ngày càng nhiều hơn và trong một số tiểu ngành, chính phủ đang dần dần chuyển đổi chức năng từ người vận hành sang người điều tiết quản lý. Nhưng khung điều tiết cần được củng cố mạnh mẽ để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi này đạt hiệu quả. Một số doanh nghiệp nhà nước tham gia các hoạt động sản xuất thương mại tỏ ra là người vận hành thiếu hiệu quả với kết quả hoạt động môi trường yếu kém.82
Một vấn đề thể chế quan trọng khác, đó là các cấp chính quyền địa phương có năng lực để thực hiện hiệu quả những vai trò mà họ được phân
Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N
C H Ư Ơ N G 3 : T À I N G U Y Ê N N Ư Ớ C
60
từ trước đến nay vẫn là mối lo ngại ở một số thị trường xuất khẩu và các vụ kiện chống bán phá giá đã cho thấy tính dễ bị tổn thương của ngành do các yếu tố bên ngoài liên quan đến thương mại quốc tế. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhưng mỗi tiểu ngành chính sẽ bị ảnh hưởng theo một cách khác nhau. Một phân tích chi phí – lợi ích cho giai đoạn 2010-2050 cho thấy, kể cả trong trường hợp không có biến đổi khí hậu thì tiểu ngành nuôi cá da trơn vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn đó có thể sẽ nghiêm trọng hơn nhiều do biến đổi khí hậu. Trái lại, nuôi tôm có khả năng thu lợi nhuận cao trong một vài thập kỷ nữa, kể cả khi có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Nguồn: Bộ Thủy sản và Ngân hàng Thế giới, năm 2005, trang Web của FAO, Nguyễn Văn Trọng 2008, và Trung tâm Nghề cá Thế giới 2010
cấp trong công tác quản lý tài nguyên nước và cung cấp các dịch vụ thiết yếu hay không, và Việt Nam đã có những công cụ hiệu quả để đảm bảo trách nhiệm giải trình của các cấp trong quá trình này chưa.83Trách nhiệm giải trình trong thực hiện các chức năng nói trên có ý nghĩa quan trọng, vì bản thân các vai trò của chính quyền địa phương vốn đã có khả năng mâu thuẫn với nhau: một mặt, chính quyền địa phương có vai trò thúc đẩy và kích thích sự phát triển, mặt khác họ lại có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam vẫn chưa xây dựng và thực hiện được một cách hiệu quả các cách tiếp cận dựa trên tính bền vững. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội84cho rằng, hiện tại Việt Nam đã có đầy đủ khung pháp lý hiện tại để tiến hành các biện pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên. Tuy nhiên, những nỗ lực để phát triển và thực thi khung điều tiết quản lý vẫn chưa phù hợp.
Cụ thể, Việt Nam còn nhiều khó khăn khi lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi các lưu vực sông và vùng ven biển, và khi giải quyết mối quan hệ giữa các vùng này. Việt Nam đã triển khai một số biện pháp để quản lý lưu vực sông cũng như quản lý ven biển tổng hợp (ICZM), nhưng hiện tại, không có chương trình lớn nào do chính phủ điều hành được thực hiện trong những lĩnh vực này. Chưa có quy trình để điều hòa những điểm khác biệt lớn giữa các vùng khi xác định các điều kiện “tự nhiên” và “chấp nhận được” cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề này cũng liên quan đến phương diện quốc tế, đặc biệt là ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, nơi mà một lượng bùn cát lớn trong dòng chảy của sông (có vai trò bồi đắp và phục hồi đồng bằng châu thổ) đang bị đe dọa bởi ý định xây dựng các con đập mới trên dòng chính.85Một vấn đề thể chế khác là tình trạng thiếu thông tin, số liệu chính xác và đáng tin cậy về tài nguyên nước để hỗ trợ quá trình ra quyết định, đây là yếu tố chính ngăn trở hiệu quả trong công tác quản lý nước.86