Tài nguyên đất đai và xu hướng biến động

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 35 - 36)

hướng biến động

“Tấc đất tấc vàng”là một thành ngữ rất phổbiến nói về giá trị đất đai ở Việt Nam. Với tổng diện tích khoảng 33 triệu ha và dân số 86 triệu người (năm 2009), Việt Nam là một trong những nước có diện tích đất bình quân trên đầu người thấp nhất thế giới. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người chưa đầy 0,3 ha.38Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất đai cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi và lực lượng lao động dồi dào vẫn cho phép Việt Nam đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực

Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N

quốc gia và đủ sức cạnh tranh để xuất khẩu một số nông sản quan trọng như gạo, điều, cà phê, cao su và hạt tiêu.

Cường độ sử dụng đất ở Việt Nam khá cao, đặc biệt là ở những trung tâm sản xuất lúa nước và các vùng đông dân cư. Các cải cách kinh tế diễn ra từ đầu những năm 1990 đến nay càng gia tăng thêm cường độ sử dụng đất. Trước hết, phần lớn đất đai thuận lợi đều đã được sử dụng, bằng cách tăng diện tích đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ và đất nông nghiệp, giảm quỹ đất chưa sử dụng.39Điều này dẫn đến những thay đổi chưa từng thấy trong hệ thống phân loại các nhóm đất chính và phụ (xem Hình 2.1.).39Tuy nhiên, tổng diện tích đất dành cho trồng lúa đã đạt mức cao nhất là 4,1–4,2 triệu ha từ năm 1993 và bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào cũng sẽ đòi hỏi các chi phí đầu tư và chi phí môi trường lớn. Thứ hai, trong mỗi một nhóm phân loại đất, mức sử dụng đất cũng tăng mạnh. Ví dụ như, số vụ lúa canh tác trên mỗi thửa ruộng đã tăng lên bình quân gần 2 vụ mỗi năm. Năng suất lúa bình quân đã đạt 4,9 tấn/ha vào năm 2006-2007, cao hơn mức bình quân của châu Á (khoảng 4,2 tấn/ha, theo số liệu của FAO). Thứ ba, việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp có giá trị cao hơn ngày càng tăng, nhất là ở những vùng ven đô. Trong các năm 1993-2008, gần nửa triệu hécta đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất đô thị,

công nghiệp hay thương mại.

Tiếp cận đất đai bình đẳng và bảo đảm quyền sử dụng đất đai là những yếu tố cơ bản đằng sau mức tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững của Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Tiếp cận đất đai được thực hiện thông qua việc giao đất của nhà nước, thừa kế hay chuyển nhượng đất đai trong gia đình, giao dịch trên thị trường đất đai và khai khẩn đất hoang. Giao đất nghĩa là việc một cơ quan nhà nước trao quyền sử dụng một mảnh đất nào đó cho người sử dụng đất cụ thể, thường là thông qua quyết định hành chính. Giao đất đóng vai trò chính trong cung cấp đất đai nông nghiệp cho nông dân ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, thông qua việc chia lại đất nông nghiệp của hợp tác xã cho các hộ nông dân thời kỳ cuối những năm 1980 – đầu 1990, tức thời kỳ đầu của công cuộc cải cách kinh tế hiện vẫn đang tiếp diễn.40Giao đất hiện vẫn là một trong những bước quan trọng nhất để doanh nghiệp, tổchức tiếp cận đất đai.41

Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2009, 72% tổng diện tích đất đã được giao cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện không đồng đều giữa các loại đất. Hầu hết đất nông nghiệp và đất ở đã được giao hoặc cho thuê nhưng tỷ lệ này với đất rừng chỉ là 78% và đất phi nông nghiệp là 45%. Một điều đặc biệt là nếu so sánh với nhiều nước đang phát triển có

Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N

C H Ư Ơ N G 2 : Q U Ả N L Ý Đ Ấ T Đ A I

36

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)