Tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 27 - 29)

ELý thuyết kinh tế dạy chúng ta rằng, hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào quyền sở hữu đầy đủ, riêng biệt, có thể chuyển nhượng được và được thực thi. Tất nhiên, các “điều kiện mẫu” này không thể hiện diện đầy đủ trong các nền kinh tế của thế giới thực, nhưng sự dịch chuyển đến gần các điều kiện đó vẫn có ích để nâng cao hiệu quả kinh tế. Rõ ràng là Việt Nam đang trong quá trình xác định các quyền sở hữu tư nhân và cho phép các thị trường quyết định mức giá trao đổi tài sản, hàng hoá và dịch vụ. Mỗi một chương trong báo cáo này sẽ đề cập đến các cải cách và đổi mới có thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chương về tài nguyên đấtghi nhận những tiến triển quan trọng trong việc xây dựng các thị trường đất đai hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chương này cũng nêu lên những thách thức lớn đang tồn tại trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho tất cả các bên liên quan. Chính phủ đang xây dựng Luật Đất đai mới, và đây là một cơ hội để giải quyết các điều kiện gây ảnh hưởng đến sự đảm bảo trong cơ chế giao đất. Cơ chế giao đất nông nghiệp được đảm bảo hơn sẽ khuyến khích đầu tư và nâng cao năng suất. Phân bổđất cho các mục đích sử dụng khác nhau cũng có thể hiệu quả hơn nếu các hạn chế hiện nay đối với canh tác lúa được xóa bỏ. Về đất đô thị, chương này sẽ trình bày về những cải tiến trong quản lý đất đô thị nhằm mục đích giảm số vụ tranh chấp và tăng cường tính minh bạch. Làm rõ và hoàn chỉnh quy định về quyền thu hồi đất của nhà nước cho các mục đích phát triển kinh tế cũng có thể giúp nâng cao tính đảm bảo cho các thỏa thuận thuê đất. Giá đất dựa trên các dấu hiệu thị trường, thay vì dựa vào các quyết định hành chính, sẽ là cơ sở hướng dẫn phân bổ đất để đạt giá trị cao nhất. Tất cả những biện pháp này đều có thể góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng đất.

Chương tài nguyên nướcđề cập đến những nỗ lực đang được thực hiện để xây dựng một Chương trình Mục tiêu Quốc gia mới về quản lý nước và sửa đổi Luật Tài nguyên Nước, đây là hai

Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N

cơ hội chiến lược để cải tiến quản lý nước. Từ quan điểm xem xét tính hiệu quả, cần phải xác định rõ hơn các quyền của người sử dụng nước thông qua một hệ thống cấp phép. Như vậy sẽ tạo ra một tình huống đảm bảo hơn cho những người sử dụng nước và giảm thiểu xu hướng khai thác nước quá mức.

Đôi khi nước được coi như một hàng hóa “không mất tiền” hoặc là món quà của thiên nhiên. Mặc dù trời mưa “miễn phí” nhưng điều không may là thiên nhiên không cung cấp bể chứa, kênh rạch, đường ống và vòi nước “miễn phí”. Do đó, thủy lợi phí và phí dịch vụ nước đô thị cần được chỉnh sửa để dần dần phản ánh đúng chi phí kinh tế phải bỏ ra cho việc cấp nước. Nếu không, sẽ khó có thể thực hiện việc vận hành, duy tu bảo dưỡng và các đầu tư sau này. Và sẽ tồn tại một cái vòng luẩn quẩn - do dịch vụ kém chất lượng nên người sử dụng không muốn trả phí, và do người sử dụng không nộp phí nên dịch vụ càng trở nên kém chất lượng. Các nhà đầu tư tư nhân có khả năng cung cấp dịch vụ hiệu quả sẽ tránh né nếu không bù đắp được chi phí. Nhưng do các dịch vụ này có tính chất độc quyền tự nhiên nên vẫn cần được khu vực nhà nước điều tiết một cách thận trọng. Việt Nam cần có một kế hoạch phát triển tầm chiến lược cho ngành cấp nước đô thị, trong đó đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giảm nước thất thoát và cung cấp các cơ sở hạ tầng mới cho ngành. Cần ưu tiên hơn cho các huyện lỵ trực thuộc huyện.

Quy hoạch tổng hợp dựa trên thu thập dữ liệu hiệu quả hơn cũng đóng một vai trò quan trọng. Cấp lưu vực là cấp tốt nhất để giải quyết vấn đề tiếp cận nguồn nước cho các nhu cầu có tính cạnh tranh. Chương Tài nguyên nước chỉ ra rằng, quy hoạch lưu vực sông có thể là một biện pháp tổng hợp rất hữu ích cho công tác quản lý nước, vì có thể xóa bỏ ranh giới hành chính giữa các cấp chính quyền và các ngành.

Vềquản lý rừng, chương tài nguyên rừng chỉ ra

sự cần thiết phải có những cải cách nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng thông qua các cơ chế thuê đất/rừng chắc chắn hơn. Có thể tăng cường

hiệu quả khai thác tiềm năng của các vùng rừng do các lâm trường quốc doanh quản lý bằng cách giao rừng cho các cộng đồng hoặc cho các nhà đầu tư có nguồn lực thuê để nâng cao năng suất. Có rất nhiều cơ hội để cải tiến năng suất trồng rừng thông qua sử dụng các loài và cây giống tốt hơn. Hệ thống khuyến lâm và trung tâm tư vấn vườn ươm cần được củng cố để hỗ trợ các cải cách này. Chương này cũng sẽ nhấn mạnh một ví dụ cụ thể về thành công của cơ chế quản lý nhóm hộ sản xuất nhỏ.

Chương về tài nguyên biển đề cập đến một thực tế là các hoạt động đánh bắt đều dựa trên một nguồn tài nguyên chung rất chóng cạn kiệt, trong khi đó các quyền đối với tài sản lại khó xác định và thực thi. Điều này cũng có liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học biển. Tuy nhiên, chương này sẽ đưa ra những ví dụ khả quan về hệ thống đồng quản lý, trong đó cộng đồng được trao các quyền đã xác định từ trước đối với tài sản. Điều này tạo ra cơ chế khuyến khích tăng hiệu quả quản lý, hạn chế đánh bắt quá mức và cấp phép khai thác lan tràn trong ngành thủy sản. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải cải cách cơ chế trợ cấp của chính phủ để không làm tăng thêm áp lực đối với nguồn tài nguyên này, đồng thời phải cung cấp phương tiện thay thế để hỗ trợ các hộ ngư dân. Để sử dụng tài nguyên biển hiệu quả hơn, cũng cần phải dịch chuyển chuỗi giá trị bằng cách cải thiện dần chuỗi thu gom, lưu kho, chế biến, đóng gói và marketing. Đến nay, Việt Nam đã rất thành công trong lĩnh vực này và do đó, cần tiếp tục phát triển dựa trên kinh nghiệm này.

Chương về tài nguyên khoáng sảnmô tả tiềm năng khoáng sản phong phú của Việt Nam và vị trí độc chiếm của dầu lửa, khí đốt, và than trong các hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay. Chương này cho rằng, cần phải sử dụng tài nguyên khoáng sản của đất nước một cách hiệu quả hơn theo một chế độ “đánh giá tài nguyên” linh hoạt, thay vì áp dụng mô hình Quy hoạch tổng thể hiện tại mang tính “kê đơn”. Mô hình đánh giá tài nguyên một cách linh hoạt sẽ mở ra cơ hội thăm dò khai thác tài nguyên theo dẫn dắt

Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N

C H Ư Ơ N G 1 : G I Ớ I T H I Ệ U T Ổ N G Q U A N V Ề Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N

của thị trường và điều chỉnh theo các thông tin cục bộ. Trong quá trình hoàn chỉnh Luật Khoáng sản mới, chính phủ có thể củng cố tính đảm bảo của cơ chế thuê mỏ khai thác và thiết lập các tiêu chí khách quan để đánh giá các hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản. Việt Nam có thể làm nhiều hơn nữa để huy động khu vực tư nhân tham gia thăm dò khai thác tài nguyên. Làm rõ thẩm quyền của các thể chế trong ngành cũng là một bước đi đúng hướng.

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)