tác động đối với việc tăng cường lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Đắc Lắc
trọng hợp lý hơn đến các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường (xem Hộp 2.6.), với những phân biệt cần thiết về nội dung và mục đích giữa các cấp quy hoạch tỉnh, huyện và xã. Để cân nhắc và đáp ứng một cách hiệu quả các nhu cầu trái ngược nhau đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm, cần tổchức tham vấn công khai trong quá trình quy hoạch nhằm bảo đảm rằng vấn đề chỉ được quyết định khi hầu hết người dân và các chủ thể liên quan đã biết về những thay đổi đang được xem xét. Nhờ vậy sẽ góp phần hạn chế tình trạng “người biết thông tin” dễ dàng tiếp cận đất đai hơn những người khác và chọn được những khu đất có giá trị cao nhất. Theo kết quả khảo sát mô-đun quản trị nhà nước trong KSMSHGĐVN 2008, khoảng 60% người được hỏi cho biết, họ không được hỏi ý kiến về quy hoạch sử dụng đất của phường/xã, trong khi 77% nói rằng, họ chỉ biết rất ít hoặc hoàn toàn không có thông tin về quy hoạch này.
Để đạt được các mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, nhà nước đã đề ra mục tiêu duy trì 3,6- 4,0 triệu hécta diện tích đất trồng lúa cho đến năm 2020. Mục tiêu này có lẽ chưa dựa trên việc cân nhắc nhu cầu thị trường tương lai (cả trong nước và quốc tế) và tác động tiêu cực có thể có của các biện pháp kiểm soát sử dụng đất đối với lợi ích của người nông dân do sản xuất thừa. Về vấn đề này, cần thực hiện một phân tích về các kịch bản an ninh lương thực. Các kịch bản phải xem xét những tác động dự kiến của biến đổi khí hậu đối với nguồn tài nguyên đất đai dành cho sản xuất lương thực, thay đổi trong sản lượng và rủi ro, chi phí và lợi ích từ việc điều chỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp. Các nhà tài trợ và chính phủ đang hợp tác trong lĩnh vực này và sẽ có một báo cáo phân tích vào đầu năm 2011 nhằm hỗ trợ chính phủ trong xây dựng và hoàn thiện chương trình an ninh lương thực và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-15 và định hướng đến 2020. Nếu có được một cơ chế quản lý sử dụng đất linh hoạt hơn cho phép nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang các loại hoa màu khác và ngược lại – dựa trên nhu cầu thị trường và các tính toán về lợi nhuận, lợi thế so sánh, phòng ngừa rủi ro –
thì sẽ giúp đạt được các mục tiêu an ninh lương thực quốc gia với chi phí tài chính, kinh tế, xã hội, môi trường thấp hơn.
Thứ ba, các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá tác động môi trường phải được áp dụng trong mọi đề xuất xây dựng quy hoạch, coi như một phần không tách rời làm căn cứ để cấp trên xem xét phê duyệt. Đặc biệt, cần thực hiện đánh giá chiến lược môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia và của ngành giai đoạn 2011-15 và định hướng đến 2020, ít nhất là ở “cấp liên tỉnh/thành và liên vùng” theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005.53Ngoài ra, các quy hoạch và đánh giá trên còn phải tính đến những tác động dự kiến của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất.54
Cuối cùng, cần áp dụng cách tiếp cận quy hoạch không gian tổng hợp, nhằm hướng tới sử dụng đất và các tài nguyên khác liên quan đến đất một cách bền vững hơn. Khung quy hoạch không gian tổng hợp cần phải kết hợp quy hoạch chung ở cấp tỉnh, được bổtrợ bởi quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở cấp huyện và một hệ thống phân loại đất theo từng cấp. Công cụ quy hoạch này sẽ bao gồm các vòng tham vấn ý kiến các bên liên quan, phân tích kinh tế, xã hội, môi trường liên ngành, cùng nhau xác định và giải quyết vấn đề. Cần đưa ra một lộ trình, trong đó xác định cách hợp lý hóa và điều chỉnh các cơ chế pháp lý, chính sách, thể chế hiện hành theo hướng hỗ trợ cách tiếp cận quy hoạch sử dụng đất mới. Tiếp theo, sẽ không thể thực hiện quy hoạch không gian tổng hợp nếu không có số liệu, trích lục bản đồ từ cơ quan quản lý đất, quản lý môi trường, phát triển đô thị, nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng và các cơ quan khác. Ngoài việc triển khai Hệ thống Thông tin Môi trường và Đất đai của Bộ TN&MT, các đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng Dữ liệu Không gian Quốc gia (CSHTDLKG) với quy mô lớn hơn sẽ góp phần giảm sự chồng chéo trong thu thập, quản lý số liệu, tăng cường sự thống nhất và độ ổn định của số liệu giữa các ban ngành như đã thấy ở nhiều nước khác. Trong CSHTDLKG, cơ quan lưu trữ số liệu (ví dụ: Bộ TN&MT) sẽ lập và duy trì các hệ dữ liệu chính
Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N
như khung trắc địa/không gian và dữ liệu địa chính gốc để các ban ngành khác có thể truy cập và sử dụng khi xây dựng các ứng dụng của từng ngành thông qua các quy chế được chỉ định và chấp thuận.
Đ ổ i m ớ i đ ề b ả o đ ả mcô n g b ằ n g