Hộp 3.3 Cải thiện các dịch vụ nước đô thị: Nghiên cứu trường hợp cụ thể ở Phi-líp-pin

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 65 - 66)

thể ở Phi-líp-pin

Vẫn còn dư địa đáng kể để tăng sản lượng lương thực, cải thiện sinh kế và giảm nghèo tại những vùng hiện đã có nước tưới.97Hiện tại, chỉ có rất ít, thậm chí hoàn toàn không có, cơ chế khuyến khích các công ty quản lý thủy nông cung cấp các dịch vụ làm hài lòng khách hàng (khách hàng là những người có rất ít thông tin, thậm chí cơ hội lựa chọn còn ít hơn), và các tiêu chuẩn về hiệu quả hoạt động của công ty còn thấp (ví dụ như tỷ lệ cấp nước và tỷ lệ đăng ký sử dụng dịch vụ trên một đơn vị đầu ra). Quy trình ra quyết định và chính sách phần lớn theo hướng từ trên xuống, và nhà nước vẫn đóng vai trò chi phối trong việc xác định các mục tiêu và chỉ tiêu hoạt động. Do đó, xây

dựng một kế hoạch cải cách và cung cấp tài chính dài hạn cho tưới tiêu là việc hết sức cần thiết và phải được xem như bước đầu tiên để tạo ra một nền tảng vững chắc và lâu dài cho ngành. Chiến lược này sẽ giải quyết các vấn đề như bền vững tài chính; các yêu cầu hiện đại hóa và định hướng dịch vụ; nâng cao hiệu quả sử dụng nước; các thỏa thuận giao và thuê đất; sử dụng đa mục đích, các vai trò và chức năng; và các chỉ tiêu môi trường.

Việc phát triển các biện pháp để đánh giá và đo lường sự thay đổi giá trị kinh tế của nước sử dụng cho các mục đích khác nhau và việc xây dựng một hệ thống kế toán/kiểm toán nước phù hợp nhằm

hỗ trợ các quyết định chính sách, quy hoạch, quản lý lưu vực sông và cải tiến các hệ thống tưới đều sẽ có lợi cho mục đích sử dụng nước hiệu quả. Kiểm soát và đánh giá theo mốc chuẩn (benchmarking) cũng sẽ có vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)