Việc sử dụng các thước đo không hoàn hảo để đo lường hiệu quả như lợi nhuận tài chính và tăng trưởng GDP không cho chúng ta biết điều gì về tính bền vững của nền kinh tế trong dài hạn hoặc về các chi phí môi trường của quá trình tăng trưởng. Một nền kinh tế có thể đạt được tốc độ tăng trưởng và mức lợi nhuận cao, nhưng đồng thời cũng có thể giết chết nguồn vốn tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường. Các chi phí thực tế không xuất hiện trong hệ thống tài khoản quốc gia được xây dựng theo kiểu truyền thống, và các tổn hại môi trường có thể không đo (trực tiếp) được bằng một mức giá thị trường. Nhưng cuối cùng, các chi phí đó vẫn sẽ xuất hiện trong nền kinh tế, khi mà sức khỏe con người bị hủy hoại và các tài nguyên lâu bền bị cạn kiệt. Ví dụ như, gánh nặng kinh tế để xử lý ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời cũng như tình trạng thiếu nước, không đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân chiếm từ 1 đến 4% GDP trong một mẫu nghiên cứu gồm 11 nước đang phát triển. Với một nền kinh tế bền vững, ô nhiễm không được vượt quá khả năng hấp thu của môi trường, việc khai thác các tài nguyên có thể tái tạo (như cá, rừng, v.v.) không được vượt quá khả năng tái sản xuất của tài nguyên, và lợi nhuận từ các tài nguyên không thể tái tạo phải được đầu tư trở lại cho các hình thức tài nguyên khác (ví dụ như vốn con người).
Chương về tài nguyên đất chỉ ra rằng, các nguyên tắc cơ bản về đánh giá tác động môi trường (EIA) cần được áp dụng cho tất cả mọi đề án phát triển quy hoạch và phải là một phần không thể thiếu trong cơ sở để phê duyệt ở các
cấp cao hơn. Các quy hoạch sử dụng đất cấp ngành và cấp quốc gia cho thời kỳ 2011 – 2015 cần tiến hành Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) và phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường 2005.33Việt Nam đã có những quy định pháp lý tiến bộ về EIA và SEA nhưng cần nỗ lực hơn nữa để củng cố năng lực thực thi quy định. Các đánh giá EIA và SEA tạo cơ hội để xem xét những tác động dự kiến của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất. Chương tài nguyên đất sẽ minh họa bằng các dự báo về tác động đối với nông nghiệp; tuy các dự báo này có nhiều mâu thuẫn với nhau nhưng phần lớn đều nghiêng về các rủi ro bất lợi. Điều này càng ủng hộ việc lập kế hoạch hướng tới tăng cường khả năng phục hồi thông qua đầu tư vào nghiên cứu cây trồng và quản lý nước.
Chương tài nguyên nước minh họa mức độ nghiêm trọng của tình hình ô nhiễm nước. Để giải quyết vấn đề này, các luật và quy định hiện tại – thường là các quy định pháp lý tiến bộ – cần được thực thi một cách triệt để. Hệ thống đánh giá SEA và EIA cần được thực thi một cách hiệu quả hơn để xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế.34Tương tự, các công cụ tài chính cũng cần được áp dụng chặt chẽ để khuyến khích xử lý nước ô nhiễm một cách hiệu quả hơn. Nếu được thực thi một cách hiệu quả, sau một thời gian, các quy định nói trên sẽ tạo ra các cơ chế khuyến khích đầu tư vào các công nghệ sạch hơn. Quản lý nước ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ tới quản lý nước ở các quốc gia khác thuộc lưu vực sông Mê-kông, vì phần lớn nước của sông Mê-kông ở Việt Nam bắt nguồn từ các quốc gia khác. Do đó, các nguy cơ liên quan tới bồi lắng trầm tích châu thổtrên sông Mê-kông do các quy hoạch mở rộng thủy điện lớn ở khu vực thượng nguồn cần được nghiên cứu và thảo luận một cách thận trọng trong Ủy hội Sông Mê- kông.
Rừng là nơi tập trung phần lớn đa dạng sinh học trên cạn của Việt Nam.Chương tài nguyên rừng
lập luận rằng, cần phải cải cách hệ thống phân loại rừng quá chặt chẽ hiện nay để lồng ghép các mục tiêu “phòng hộ” cho rừng “sản xuất”. Ngoài ra, cũng cần phải củng cố công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn để xóa bỏ tính chất manh
Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N
mún hiện tại. Cần mở rộng quy mô thí điểm chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng để tạo ra thêm các cơ chế khuyến khích bảo tồn. Cần tận dụng tiềm năng nắm bắt nguồn tài chính mới, và có thể rất quan trọng, thông qua cơ chế Giảm Phát thải do Mất rừng và Suy thoái rừng + (REDD+).35Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần phải cải thiện công tác thu thập và phân tích dữ liệu, đồng thời tăng cường giám sát nguồn tài nguyên rừng để đáp ứng các yêu cầu quốc tế. Cũng cần phải xem xét các tác động dài hạn của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học rừng để đối phó với những thay đổi sinh cảnh gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, làm gia tăng sâu bệnh và cháy rừng ở các vùng đất thường xuyên bị khô hạn.
Chương tài nguyên biểnnhấn mạnh một loạt các cải cách cần thiết trong quy hoạch thủy sản và đa dạng sinh học biển. Cần cải tiến việc thu thập dữ liệu và năng lực phân tích để nâng cao hiệu quả quy hoạch trong ngành. Nhưng bức tranh tổng thể hiện ra ở đây cho thấy cần phải giảm bớt áp lực đối với nguồn lợi thủy sản và xóa bỏ cơ chế trợ cấp góp phần tạo ra áp lực đó. Cần liên kết các nỗ lực đảm bảo các thị trường xuất khẩu thủy sản với vấn đề chất lượng quản lý môi trường. Trong đó cần có các nỗ lực để mở rộng hệ thống chứng nhận sinh thái thông qua Hội đồng Tài nguyên Biển và các kênh cấp chứng nhận khác. Ngành thủy sản đang trong quá trình mở rộng và cung cấp tài chính cho hệ thống khu bảo tồn biển mới được thành lập; đây là một sáng kiến quan trọng xứng đáng được nhận sự hỗ trợ đầy đủ từ cộng đồng quốc tế. Nuôi trồng hải sản gần bờ cũng có thể là một phương án hấp dẫn để kết hợp giữa bảo vệ môi trường với các cơ chế khuyến khích tư nhân và cộng đồng. Chương này cũng nhấn mạnh một số loài ưu tiên cần bảo vệ đặc biệt, như rùa biển, bò biển, cá mập và các loài cá biển có sức thu hút trong buôn bán cá cảnh quốc tế.
Liên quan đến sự bền vững môi trường,chương tài nguyên khoáng sảnlưu ý rằng Việt Nam đã có những quy định về pháp lý tốt nhất được ghi nhận từ năm 2005. Ví dụ như, tất cả các Quy
hoạch Tổng thể về tài nguyên khoáng sản đều được yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược. Tuy nhiên, cần phải xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết tốt với thực tế còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực này thông qua các chương trình xây dựng năng lực cho cán bộ nhà nước và hỗ trợ hậu cần cho công tác thanh tra khai thác khoáng sản. Xây dựng năng lực đặc biệt cần thiết cho chính quyền cấp tỉnh, nơi các hoạt động khai thác khoáng sản rất sôi động. Quy định thu phí môi trường từ các đơn vị vận hành khai thác mỏ cũng cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn.