Multiple gearing.

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 69 - 72)

C. gIÁM sÁT CÁC Tập ĐoàN TàI CHíNH

26 Multiple gearing.

Về nguyên tắc, các phương pháp tính quy mô vốn pháp định cần thiết cần cho kết quả tương đương khi áp dụng với bất kỳ tập đoàn tài chính nào. Cơ quan điều phối, dựa trên tham vấn với các cơ quan quản lý khác và bản thân tập đoàn tài chính được giám sát, có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, các ví dụ trong các Bảng trên cho thấy mức chênh lệch là khác nhau khi được tính theo các phương pháp khác nhau. Như vậy, về thực tiễn, các phương pháp tính có thể cho các kết quả khác nhau. Chẳng hạn, tập đoàn có thể đạt tình trạng an toàn vốn theo phương pháp hợp nhất kế toán, song có thể thiếu vốn pháp định theo phương pháp giảm giá trị kế toán và/hoặc yêu cầu.

Ý nghĩa

Giám sát vốn pháp định nhằm bảo đảm an toàn vốn chủ yếu được thực hiện để bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ, nhờ bảo đảm tính liên tục và khả năng trả nợ của tập đoàn tài chính. Vốn pháp định được coi như một khoản dự phòng lỗ cũng như đối với một loạt rủi ro khác liên quan đến hoạt động của tập đoàn. Đồng thời, đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để các cơ quan giám sát tài chính và thị trường đánh giá mức độ an toàn và ổn định tài chính của một tập đoàn. Nếu quy mô vốn pháp định là phù hợp, các chủ nợ có thể yên tâm (phần nào) rằng tập đoàn tài chính sẽ không sụp đổ khi phát sinh lỗ bất thường. Hơn nữa, bảo đảm quy mô vốn pháp định cần thiết cũng làm tăng giá trị của tập đoàn tài chính đối với xã hội vì việc tập đoàn tài chính này sụp đổ cũng sẽ làm mất rất nhiều mối quan hệ, các khoản đầu tư hay kiến thức có giá trị kinh tế (Yoo, 2010). Mặt khác, vốn pháp định cũng góp phần hạn chế các hoạt động làm tăng rủi ro cho tập đoàn. Với những ý nghĩa ấy, giám sát vốn pháp định là một hướng đi khả thi và quan trọng nhất.

Ví dụ về các tính mức an toàn vốn và vốn hợp lệ

Hiện có quá ít phương pháp xác định an toàn vốn của một tập đoàn tài chính. Dưới đây giới thiệu hai phương pháp để tính vốn hợp lệ (phần vốn của tập đoàn) được Cơ quan Quản lý rủi ro Úc (APRA) coi là hợp lệ nhằm bảo đảm an toàn vốn ở cấp 327. Hai phương pháp này được mô tả như sau:

Phương pháp 1: vốn hợp lệ cho tập đoàn cấp 3 (ECgECg) được tính bằng tổng vốn tương đương vốn của chủ sở hữu hợp nhất của nhóm cấp 3 trừ đi các khoản điều chỉnh:

ECg = ECc ± EA

Phương pháp 2: vốn hợp lệ cho tập đoàn cấp 3 (ECgECg) được tính bằng tổng của các khoản vốn hợp lệ tương đương vốn của chủ sở hữu của tất cả các pháp nhân thuộc tập đoàn cấp 3, trừ đi các khoản điều chỉnh đối với vốn hợp lệ ở cấp 3.

ECg = ECADI + ECGI + ΣECLI+ ΣECRSE + ΣECA-NOHC+ ΣECUFM+ ΣECUO± EA

Trong đó:

ECcECc= Vốn hợp lệ từ tài khoản hợp nhất của tập đoàn;

EA = Các khoản điều chỉnh vốn hợp lệ - bất cứ điều chính nào đối với vốn hợp lệ ở cấp 3 (bao gồm cả các khoản bổ sung và khấu trừ từ vốn hợp lệ. Các khoản điều chỉnh này sẽ khác nhau tùy thuộc vào Phương pháp 1 hay Phương pháp 2. Khi phải thực hiện khấu trừ hoặc điều chỉnh riêng cho từng ngành để tính vốn hợp lệ cho tập đoàn cấp 2 (chẳng hạn như tổ chức huy động vốn được ủy nhiệm

27Cấp 1: Hình thức giám sát áp dụng đối với từng pháp nhân đang hoạt động và được APRA ủy nhiệm;

Cấp 2: Hình thức giám sát tập đoàn áp dụng đối với các tập đoàn mà đứng đầu là ADI (tổ chức huy động

vốn được ủy nhiệm), công ty bảo hiểm thông dụng hoặc một công ty mẹ nhưng không trực tiếp hoạt động (NOHC) được ủy nhiệm; Cấp 3: Hình thức giám sát tập đoàn áp dụng đối với các tập đoàn (bao gồm cả các pháp nhân thuộc sự điều chỉnh của APRA) với nhiều hoạt động ở ít nhất 2 ngành trong phạm vi giám sát của APRA và/hoặc ở các pháp nhân không trong phạm vi giám sát.

(ADI) và cơ quan bảo hiểm thông thường), EA theo phương pháp 2 sẽ chỉ bao gồm các khoản khấu trừ hoặc điều chỉnh riêng cho cấp 3;

ECADIECADI = Vốn hợp lệ cho tập đoàn ADI cấp 2 hoặc tổng vốn hợp lệ của các pháp nhân thành viên là ADI khi không áp dụng cấp 2;

ECGIECGI = Vốn hợp lệ cho các tập đoàn bảo hiểm chung cấp 2 hoặc tổng vốn hợp lệ của các pháp nhân bảo hiểm chung thành viên khi không áp dụng cấp 2;

ECLIECLI = Vốn hợp lệ của một công ty bảo hiểm nhân thọ;

ECRSEECRSE = Vốn hợp lệ của pháp nhân được cấp phép quỹ hưu trí có thể đăng ký được (RSE);

ECA-NOHCECA-NOHC = Vốn hợp lệ của bất cứ công ty mẹ (nhưng không hoạt động – NOHC) được ủy nhiệm nhưng chưa được tính vào vốn hợp lệ cho tập đoàn ở cấp 2;

ECUFMECUFM = Vốn hợp lệ cho các pháp nhân không trong phạm vi giám sát nhưng có tham gia vào các hoạt động quản lý quỹ;

ECUOECUO = Vốn hợp lệ cho các pháp nhân không trong phạm vi giám sát bao gồm cả các NOHC không được Cơ quan quản lý rủi ro Úc (APRA) ủy nhiệm, nhưng không tính các pháp nhân có tham gia vào các hoạt động quản lý quỹ.

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 69 - 72)