Đơn giản hóa, Tiều phần này giới thiệu cách tính của Bộ Tài chính đã được áp dụng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 45 - 55)

Tỷ lệ giữa Dự trữ ngoại hối và Giá trị tương đương một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo.

Quy mơ dự trữ ngoại hối được tính bằng giá trị tương đương số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối.

Tỷ lệ giữa Dự trữ ngoại hối và Nợ nước ngồi ngắn hạn.

Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có sự tấn cơng tiền tệ hoặc rút tiền/đào thốt vốn ra nước ngoài; cụ thể: phản ánh khả năng sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước để chi trả các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn và được tính tại thời điểm cuối năm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ giữa Dự trữ ngoại hối và Mức cung tiền tệ M2.

Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Trung ương. Ngồi các phần đã phân tích, các vấn đề liên quan giữa dự trữ ngoại hối và khủng hoảng tài chính có thể tham khảo thêm Kaminsky (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003); và Marchesi (2003).

Vay nợ nước ngoài của quốc gia

Đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, vốn vay nợ nước ngoài thực sự cần thiết cho tăng trưởng do mức tiết kiệm trong nước còn thấp. Tại các nước này, thâm hụt cán cân vãng lai

nghiệm các nước ASEAN gần đây, đặc biệt là Philippin trong những

năm đầu 1980 và các nước phát triển Châu Âu cho thấy, việc sử dụng, quản lý nguồn vốn nước ngồi khơng hiệu quả đã làm gánh nợ gia tăng, là một nguyên nhân chính gây khủng hoảng tài chính (khủng hoảng nợ), đặc biệt là khi nền kinh tế gánh chịu cú sốc từ bên trong và ngoài nước, cũng như khi nguồn vốn tư nhân kém được kiểm sốt.

Một quốc gia được coi có mức nợ nước ngồi có khả năng chịu đựng nếu như Chính phủ có khả năng đáp ứng hồn tồn các nghĩa vụ trả nợ mà không cần giãn nợ, giảm nợ hoặc khất nợ trong trung và dài hạn (IMF 1998). Để xem xét một quốc gia có thể trả được nợ hay không cần xét đến mức độ tăng trưởng GDP, cũng như mức tăng trưởng xuất nhập khẩu và lãi suất vay thực trên thị trường quốc tế theo thời gian.

Ngồi ra, hệ thống tài chính có thể chịu rủi ro khi nguồn vốn đổ vào nhiều hơn cả mức thâm hụt cán cân vãng lai như đã xảy ra ở cuộc khủng hoảng ở các nước ASEAN vừa qua. Trong ngắn hạn, luồng vốn như vậy có thể đã tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai, tăng dự trữ ngoại tệ cho Ngân hàng Trung ương. Tuy vậy, trong dài hạn, luồng vốn này có thể làm giảm khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai do hai nguyên nhân chính. Một là, luồng vốn lớn như vậy thường có liên quan đến sự tích tụ luồng vốn đầu tư gián tiếp bằng giấy tờ có giá mà rất dễ đổi dịng. Hai là, một khi luồng vốn đổ vào nhiều hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai có thể dẫn đến sự lên giá đồng nội tệ, qua đó, giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đến lượt nó, làm gia tăng thâm hụt cán cân vãng lai. Theo cách tiếp cận khác, một khi nguồn vốn nước ngồi gia tăng thì đầu tư trong nước cũng tăng dẫn đến mức thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư (S-I) tức là thâm hụt cán cân vãng lai cũng sẽ tăng lên (Roubini 1998).

Tóm lại, vốn vay nợ nước ngồi nếu khơng được quản lý một cách thích hợp và hiệu quả sẽ để lại các hậu quả trầm trọng, có thể dẫn tới bất ổn, thậm chí khủng hoảng nợ.

phương pháp xác định chỉ tiêu giám sát nợ nước ngồi

Các tiêu chí chính thường được sử dụng để đánh giá mức nợ như sau:

1. Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP:

Chỉ tiêu này phản ánh tương quan giá trị dư nợ nước ngoài của quốc gia so với thu nhập của tồn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm cuối năm hàng năm và được tính như sau:

2. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài (gốc, lãi) hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ:

Chỉ số này phản ánh khả năng hoàn trả nợ nước ngoài từ nguồn thu xuất khẩu hàng hố và dịch vụ, qua đó phản ánh tính thanh khoản của nợ nước ngồi và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm và được tính như sau:

3. Chỉ tiêu giám sát nợ quá hạn

a. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản nợ cho vay lại của Chính phủ:

b. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ:

c. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản nợ nước ngồi tự vay tự trả:

Nợ cơng

Mức nợ công cao hơn dễ gây nên sự đảo chiều của các dòng vốn vào, nghĩa là gây nên sự đào thốt vốn, và do đó, làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng nợ. Cuộc khủng hoảng nợ công năm 2009 đến nay là một minh chứng sống động và gần nhất về tác động tiêu cực của mức nợ công cao đối với nền kinh tế. Các mối quan hệ giữa nợ cơng và bất ổn tài chính và khủng hoảng tài chính có thể xem thêm Kamin (2001); Lanoie và Lemarbre (1996); Eichengreen và Arteta (2000).

Các phương pháp xác định các chỉ tiêu giám sát nợ công bao gồm:

1. Nợ công so với GDP:

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô nợ cơng so với thu nhập của tồn bộ nền kinh tế, được tính tại thời điểm cuối năm (31/12) và được tính như sau:

2. Nợ Chính phủ so với GDP:

Chỉ tiêu này phản ánh quy mơ nợ Chính phủ so với thu nhập của tồn bộ nền kinh tế, được tính tại thời điểm cuối năm và được tính như sau:

3. Nợ vay thương mại của Chính phủ so với GDP:

Chỉ tiêu này phản ánh quy mơ nợ vay thương mại nước ngồi Chính phủ so với thu nhập của tồn bộ nền kinh tế, được tính tại thời điểm cuối năm và được tính như sau:

4. Nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP:

Chỉ tiêu này phản ánh quy mơ nợ được Chính phủ bảo lãnh so với thu nhập của tồn bộ nền kinh tế, được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm và được tính như sau:

5. Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) trực tiếp của Chính phủ:

Chỉ tiêu này xác định quy mơ nợ trực tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm so với khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước và được tính như sau:

Cán cân NSNN được tính bằng hiệu số giữ các khoản thu và chi ngân sách. Như đã phân tích, mức thâm hụt cao hơn hàm ý rằng khả năng dẫn đến khủng hoảng sẽ tăng lên, vì sự thâm hụt có thể làm tăng khả năng tổn thương đối với những cú sốc và niềm tin của nhà đầu tư. Đây là nguyên nhân “truyền thống” gây nên bất ổn vĩ mô và khủng khoảng tài chính; có thể tham khảo thêm từ Dermirguc- Kunt và Detragiache (2000); Eichengreen và Arteta (2000).

Cơ cấu luồng vốn quốc tế

Trong luồng vốn tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai thì loại

hình, tỷ trọng và quy mơ hay độ lớn của các hạng mục luồng vốn là

yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến gánh nợ quốc gia do chúng có độ an tồn/rủi ro khác nhau. Độ an tồn các loại hình vốn vay ở đây phản ánh mức độ rủi ro tỷ giá, lãi suất, khả năng dịch chuyển, bị rút ra khỏi biên giới quốc gia hay khả năng đổi dòng mỗi khi có cú sốc, bất ổn thị trường cũng như tác động của thay đổi cảm tính, kỳ vọng của thị trường (rủi ro lạm phát, rủi ro ngoại hối, yếu tố chính trị).

Cuộc khủng hoảng Đơng Á cho thấy một tỷ trọng lớn tập trung vào vốn ngắn hạn, vốn vay tư nhân, vay bằng ngoại tệ có thể gây rủi ro lớn cho hệ thống tài chính, gây một cuộc khủng hoảng tiền tệ, đến lượt nó, làm trầm trọng thêm khủng hoảng ngân hàng.

Lạm phát

Lạm phát thường đồng hành cùng với mức lãi suất danh nghĩa cao và có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Các nghiên cứu của Dermirguc-Kunt và Detragiache (1997); Lanoie và Lemarbre (1996); Marchesi (2003) cho thấy tỷ lệ lạm phát cao có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng GDP và góp phần gây nên khủng khoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ.

biến động tỷ giá

Một cách đo lường sự thay đổi của khả năng cạnh tranh quốc tế là việc định giá cao (thấp) của tỷ giá thực. Việc áp dụng tỷ giá thực được định giá cao được cho là có khả năng gây ra khủng hoảng tài chính cao hơn (nhất là khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng). Kaminsky (1998); Berg và Pattillo (1999); Kamin (2001); Edison (2003); Dermirguc- Kunt và Detragiache (2000); Eichengreen và Arteta (2000) đã đưa ra những bằng chứng về vấn đề này (xem thêm Bảng 1.1). Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu chỉ cảnh báo tốt khủng hoảng nếu xây dựng được mơ hình cảnh báo sớm đáng tin cậy. Kinh nghiệm đối với Ailen, Hi Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho thấy điều này (xem thêm DBR 2011).

Chênh lệch lãi suất

Sự chênh lệch quá mức giữa lãi suất tiền gửi và cho vay cũng như lãi suất trong nước và quốc tế có thể gây nên rủi ro gây khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ. Chỉ tiêu chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay tăng lên trên ngưỡng “phát nổ” báo hiệu rủi ro tín dụng lớn vì điều này co thể làm giảm sút chất lượng các khoản vay (tăng nợ xấu) và vì thế các ngân hàng co thể khơng muốn cho vay.

Trên phương diện khác, trong điều kiện tự do hóa tài chính/cán cân vốn, mức chênh lệch giữa lãi suất quốc tế (chẳng hạn, lãi suất trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ, lãi suất tiền gửi USD) và lãi suất trong nước càng cao thì xác suất luồng vốn chảy ra ngồi càng lớn, có thể gây nên khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng. Nghiên cứu của IMF (2005) và Kaminsky (1998); Berg và Pattillo (1999); và Edison (2003) cũng cho thấy điều này.

biến động tiền tệ (M1, M2)

Các chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh khoản. Nếu như các chỉ tiêu này có tốc độ tăng trưởng cao, điều đó có thể dẫn đến nguy cơ về mất khả năng thanh khoản và có thể dẫn đến các cuộc tấn công tiền tệ đối với đồng nội tệ mà hậu quả là khủng hoảng tiền tệ. Một số nghiên cứu về khủng hoảng Đông Á giai đoạn 1997-1998, chẳng hạn Kamin (2001), cho thấy đây là nhân tố tiêu cực gây khủng hoảng tiền tệ.

Tăng mạnh tín dụng

Mức tăng trưởng rất cao của cho vay/tín dụng trong nước là một chỉ dấu với sự mong manh của hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ này thường tăng trong giai đoạn đầu của các cuộc khủng hoảng ngân hàng. Điều này có thể là do khi khủng hoảng bắt đầu diễn ra, ngân hàng trung ương bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng nhằm cải thiện tình trạng tài chính của hệ thống. Các cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng Đông Á, như đã chỉ ra bởi Kaminsky (1998), Berg và Pattillo (1999), Edison (2003), Dermirguc-Kunt và Detragiache (2000), và Eichengreen và Arteta (2000) cũng đã xảy ra tình trạng này (xem thêm Bảng 1.1).

Tăng mạnh giá tài sản/bất động sản

Bong bóng đầu cơ trong lĩnh vực tài chính hay bất động sản có thể gây thâm hụt cán cân vãng lai. Trong trường hợp thị trường bất động sản, có sự gia tăng khơng đồng đều trong giá nhà cửa và sự tăng giá chuyển dịch từ lĩnh vực thương mại được sang không thương mại được. Bong bóng bất động sản thường phình to và nổ tung trước và trong giai đoạn khủng hoảng, chẳng hạn, như trong đợt khủng hoảng Đơng Á vừa qua và cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu hiện nay.

Chỉ tiêu thị trường chứng khoán (thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu Chính phủ)

Sự đổ vỡ của bong bóng giá tài sản thường xảy ra trước khi xuất hiện khủng hoảng tài chính. Điều này cũng được Kaminsky (1998), Berg và Pattillo (1999) và Edison (2003) quan sát trong cuộc khủng hoảng Đông Á. Bản thân các Ngày Thứ Sáu đen tối hay Ngày Thứ Ba đen tối trong lịch sử chứng khoán Hoa Kỳ cũng cho thấy những tác động tiêu cực của sự lao dốc của TTCK đối với hệ thống tài chính như thế nào.

Chỉ tiêu tài chính quốc tế

Sự căng thẳng trên TTTC trong nước có thể chịu tác động bởi các chỉ tiêu tài chính đo lường sự biến động trên thị trường quốc tế. IMF (2001a) đề xuất các chỉ tiêu quan trọng toàn cầu trong đánh giá mức độ căng thẳng về tài chính, bao gồm: (i) chỉ tiêu MSCI tồn cầu (MSCI –W) do Morgan Stanley Capital International xây dựng, bao gồm 1500 cổ phiếu ở các nước phát triển; (ii) căng thẳng tài chính tại các nước đang phát triển được thể hiện bằng chỉ tiêu MSCI-EM (cùng loại cổ phiếu như tại các nước đang phát triển) và chỉ tiêu trái phiếu cho các nước đang phát triển (EMBI) do JP. Morgan xây dựng; và (iii) các chỉ tiêu cho thị trường hàng hóa CRB (xây dựng bởi tổ chức Comomdity Research Bureau) và chỉ tiêu S&P GSCI (do Standard and Poors’ và Gold Sachs xây dựng). Hai chỉ tiêu này rất quan trọng, có trọng số khác nhau, với trọng số của giá dầu mỏ lớn hơn đối với chỉ tiêu S&P GSCI và ít hơn trong CRB.

Xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Các chỉ tiêu này được đánh giá bởi các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế như Standards & Poors’, Moodys’ v.v… Mức tín nhiệm quốc gia bị hạ thấp đến mức tiêu cực đồng nghĩa chi phí đi vay nợ gia tăng.

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 45 - 55)