D. gIÁM sÁT THị TRưỜNg bấT ĐộNg sảN
46 Một số đánh giá chi tiết về giám sát ngân hàng xem thêm của Nguyễn Thị Minh Huệ (2009).
Cơng tác giám sát tín dụng vẫn chưa bao quát hết tồn bộ các định chế tài chính có liên quan đến hoạt động tín dụng do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi đó, các thơng lệ, chuẩn mực quốc tế về quản lý, quản trị ngân hàng như quản lý rủi ro, quản trị tài sản có, tài sản nợ, khách hàng, sản phẩm, kiểm toán nội bộ v.v… mới được áp dụng, nên chưa thật sự hiệu quả và có hiệu lực cao. Đến nay, trình độ quản trị ngân hàng vẫn chưa đáp ứng tốt các chuẩn mực quốc tế như CAMELS và BASEL.
Hoạt động giám sát NHTM vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ. Trong hoạt động giám sát, các tổ chức quốc tế chỉ đánh giá NHNN thực hiện tốt và có quy định rõ ràng cách tính tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro (Phụ lục Quyết định 457); đồng thời, quy định mức an toàn vốn (CAR) tối thiểu cần thiết đối với một NHTM là 8% như thông lệ quốc tế. NHNN tuy đã đạt những thành tựu trong việc giám sát sự tuân thủ của các NHTM trong việc đảm bảo tỷ lệ an toàn này song các yêu cầu khác liên quan đến việc giám sát khả năng quản trị các loại rủi ro của NHTM thì vẫn chưa xây dựng được những văn bản pháp quy để thực hiện tốt những yêu cầu này.
Cuối cùng, hoạt động giám sát của NHNN vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trong 25 nguyên tắc giám sát của Basel.
Đến nay, trong hoạt động giám sát của NHNN mới chỉ đáp ứng được 6 trong tổng số 25 nguyên tắc giám sát của Basel. Các nguyên tắc giám sát mà NHNN đã đáp ứng được liên quan đến hoạt động giám sát đối với việc chuyển đổi quyền sở hữu của NHTM (Nguyên tắc 4), các cuộc sáp nhập lớn của các NHTM (Nguyên tắc 5), tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (Nguyên tắc 6), giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn (Nguyên tắc 10), rủi ro thanh khoản (Nguyên tắc 14) và kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHTM (Nguyên tắc 17) (Xem Phụ lục 4).
toàn diện, chưa đề cập đến hoạt động quản trị rủi ro trong nội bộ các ngân hàng cũng như việc đánh giá chiến lược quản trị rủi ro của các ngân hàng. Tính chưa tồn diện do các nội dung giám sát chưa được tổng hợp và đánh giá tổng thể đối với toàn hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, phương pháp giám sát hiện hành còn chưa rõ ràng và thiếu hiệu quả trong bối cảnh mức độ tinh vi ngày càng tăng của hệ thống ngân hàng, với sự phát triển cả về số lượng, quy mơ và loại hình hoạt động (nhất là các cơng cụ phái sinh). Hiện, NHNN vẫn chưa có quyết định chính thức cuối cùng về phương pháp giám sát của NHNN trong thời gian tới (giám sát dựa trên rủi ro hay giám sát theo CAMELS), gây khó khăn đối với việc xác định nội dung giám sát vì nội dung giám sát cần được xây dựng phù hợp với phương pháp giám sát của NHNN.
Quy trình giám sát của NHNN vẫn chưa thống nhất, chưa tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Các bước trong quy trình vẫn chỉ chú trọng đến hoạt động thanh tra tại chỗ và cụ thể đối với các NHTM mà chưa xây dựng được các báo cáo/dự báo mang tính cảnh báo, cảnh báo sớm trong hoạt động của NHTM. Hoạt động kiểm tra tại chỗ của NHNN gặp khó khăn vì những bất cập về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực, trong khi đó, giám sát từ xa cịn bất cập trong việc tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt trong bối cảnh các chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm tốn và báo cáo tài chính chưa được áp dụng rộng rãi, nhất quán và thiếu hiệu lực cao. Đặc biệt, giám sát từ xa chưa thực sự có tác dụng phân tích định hướng và “chỉ điểm” cho thanh tra tại chỗ.
Một nguyên nhân khác là chế độ báo cáo còn thiếu thống nhất, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ giám sát đến nay vẫn chưa chuyên nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu mới (chuyển từ giám sát/thanh tra tại chỗ về tính tuân thủ của các NHTM sang giám sát từ
xa). Trên thực tế, bản thân các NHTM cũng chưa xây dựng được hệ thống quản lý thông tin và quản trị dữ liệu một cách đầy đủ và hiệu quả trong nội bộ ngân hàng.
Đối với giám sát TTCK
Hoạt động giám sát hoạt động trên thị trường chứng khoán của UBCKNN chỉ mới đổi mới đáng kể trong thời gian gần đây. Đội ngũ cán bộ giám sát cịn thiếu về kinh nghiệm, yếu về kỹ năng, trình độ giám sát, chưa được đào tạo một cách có bài bản về giám sát. UBCKNN chưa có phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho chức năng giám sát. Công tác giám sát của UBCKNN chủ yếu dựa trên những báo cáo định kỳ và bất thường của SGDCK, TTGDCK chứ chưa được thực hiện dựa trên những tiêu chí giám sát rõ ràng và khơng có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin giám sát tự động dẫn đến tình trạng chỉ phát hiện những vi phạm đơn giản, dễ thấy như vi phạm chế độ công bố thông tin, vi phạm quy chế giao dịch của SGDCK, TTGDCK mà chưa phát hiện một cách có hiệu quả và kịp thời những vi phạm tinh vi hơn như giao dịch nội gián, thao túng giá cả thị trường dựa trên việc theo dõi, phân tích và điều tra về những diễn biến giao dịch bất thường còn hạn chế. Việc thanh tra và xử lý những vụ việc nghiêm trọng như giao dịch nội gián, thao túng thị trường chủ yếu xuất phát từ các khiếu kiện và kiếu nại. Điều đáng nói là hiệu lực giám sát còn thấp, với các chế tài cịn yếu, do đó, kỷ luật thị trường nhiều khi không được đảm bảo.
Các hệ thống giám sát tại các TTGDCK tuy có được lắp đặt nhưng ở mức độ thô sơ và vận hành thiếu hiệu quả, không cung cấp được những cảnh báo về giao dịch bất thường mà chỉ cung cấp được số liệu giao dịch đơn thuần. Tuy đã có nỗ lực trong phân tách tài khoản cơng ty chứng khốn và nhà đầu tư, song điều này cũng chỉ
chia tách được tài khoản tổng mà chưa tách được tài khoản của từng nhà đầu tư nhỏ lẻ với tài khoản công ty chứng khoán.
Chức năng giám sát của đơn vị thuộc Ủy ban chưa quy định một cách chi tiết, cụ thể. Công tác giám sát được thực hiện dàn trải theo từng khu vực và đối tượng quản lý, chưa mang tính tập trung và chun mơn hóa, chưa có đơn vị thực hiện chức năng giám sát chuyên biệt. Sự phân mảng trong công tác giám sát và thiếu một cơ chế phối hợp giữa các đơn vị đã tạo ra sự cục bộ và khơng đảm bảo được tính tổng thể hoạt động giám sát TTCK.
Giám sát thị trường bảo hiểm
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã được mở cửa tương đối lâu, tuy vậy, hoạt động của thị trường hiện đang đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau (chi tiết xem Nguyễn Kim Anh 2010), với các chỉ tiêu an toàn hoạt động dưới mức an tồn theo thơng lệ quốc tế (xem Bảng 2.4).
Công tác giám sát thị trường vẫn chứa đựng khơng ít bất cập, hạn chế đòi hỏi phải được cải thiện. Việc giám sát vẫn chỉ được thực hiện từ xa; rất ít khi giám sát tại chỗ. Đến nay vẫn chưa áp dụng rộng rãi các chuẩn mực quốc tế giám sát an toàn vốn, hoạt động với tất cả các doanh nghiệp trong nứơc và nước ngoài; chẳng hạn, phải thu từ tái bảo hiểm cũng tiềm ẩn rủi ro cao khi quy định quản lý nhà nước chỉ đặt ra các yêu cầu về mức xếp hạng tín nhiệm đối với nhà nhận tái bảo hiểm nước ngồi. Rủi ro có thể phát sinh từ việc thiếu hiệu quả của khung pháp lý quản lý, giám sát thị trường. Chẳng hạn, Nghị định 46/2007/NĐ-CP mới chỉ quy định những hạn chế về tỷ lệ vốn đầu tư tối đa đối với từng danh mục mà chưa có các quy định khống chế tỷ lệ đầu tư cụ thể đối với từng loại tài sản đầu tư như tỷ lệ hay mức đầu tư cổ phiếu không bảo lãnh tại một doanh nghiệp, đối với mỗi lần phát hành, đối với mỗi loại, hoặc tỷ lệ hay mức cho vay tối
đa đối với một khách hàng v.v… Trong khi đó, mức độ rủi ro vận hành đối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam là khá cao, có phần chủ yếu do những hạn chế về năng lực quản lý, các hệ thống, quy trình và hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, cũng như việc quy trình, phương pháp xét nhận bảo hiểm khơng chun nghiệp, năng lực đội ngũ chuyên viên xét nhận bảo hiểm hạn chế, thụ động trong tái bảo hiểm v.v…
Gíám sát tập đồn tài chính
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, có nhiều tổ chức tài chính có xu hướng chuyển sang mơ hình tập đồn tài chính, hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, về mặt chính thức, chỉ có tập đồn tài chính Bảo Việt được chính thức gọi là tập đồn tài chính (với tư cách là thí điểm), với cơng ty mẹ thuộc lĩnh vực bảo hiểm và các công ty thành viên hầu hết hoạt động trong lĩnh vực tài chính47. Về mặt thực chất, cịn có các tập đồn tài chính khác như Tập đồn Sacombank, VietinGroup v.v… cũng có cơng ty mẹ thuộc lĩnh vực ngân hàng, với các đơn vị thành viên hoạt động trên cả hai lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm và bất động sản. Ngồi ra, cịn có một số tập đồn tư nhân có cơng ty mẹ khơng hoạt động trong lĩnh vực tài chính song cơng ty thành viên hoạt động đáng kể trên lĩnh vực tài chính như Tập đồn FPT (có các đơn vị thành viên là Ngân hàng Tiên phong và Cơng ty Chứng khốn FPT) và Tập đồn Him Lam (cơng ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, công ty con là Ngân hàng Liên Việt và các cơng ty hoạt động trịn các lĩnh vực sản xuất ngồi bất động sản như khai khống).