Tiểu phần này có sự tham khảo đáng kể từ Nguyễn Trung Hậu (2010).

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 125 - 128)

D. gIÁM sÁT THị TRưỜNg bấT ĐộNg sảN

34 Tiểu phần này có sự tham khảo đáng kể từ Nguyễn Trung Hậu (2010).

Khủng hoảng tiền tệ

Trong các nghiên cứu về EWS, các cuộc khủng hoảng tiền tệ thường được định nghĩa là tình huống đồng tiền bị mất giá lớn (phần lớn là so với đồng USD), dự trữ ngoại tệ sụt giảm và lãi suất ngắn hạn tăng cao. Dựa trên các nghiên cứu khác nhau, Bảng 2.1 tổng hợp một số ngưỡng cụ thể được xác định là hệ thống tài chính đã sa vao khủng hoảng tiền tệ cũng như phương pháp xác định.

bảng 2.1: Một số ngưỡng xác định khủng hoảng tiền tệ theo các mơ hình cảnh báo sớm

Nguồn nghiên cứu Định nghĩa về khủng hoảng Phương pháp xác định

DSCD1/

(Berg, Borensztein,

Milesi-Ferretti, and

Pattillo)

Thay đổi theo mức bình quân gia quyền của tỷ giá và dự trữ ngoại hối trong vòng một tháng lớn hơn 3 lần độ lệch tiêu chuẩn so với mức thay đổi bình qn của nước đó.

Phương pháp hồi quy probit.

KLR2/

(Kaminsky, Lizondo, và Reinhart)

Giống như DSCD

Bình quân gia quyền của các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu được đo lường dưới dạng nhị phân 0/1 theo ngưỡng “phát nổ” để giảm thiểu tỷ lệ nhiễu tín hiệu.

GS-WATCH3/(Goldman Sachs) (Goldman Sachs)

Thay đổi theo mức bình quân gia quyền trong vòng ba tháng của tỷ giá và dự trữ ngoại hối cao hơn ngưỡng “phát nổ” của nước đó.

Phương pháp hồi quy Logit với các chỉ tiêu được gán giá trị 0/1 dựa trên các ngưỡng “phát nổ” tìm thấy trong các biến tự hồi quy.

EMRI4/(Credit Suisse (Credit Suisse First Boston)

Sự mất giá > 5% và ít nhất là gấp đôi tháng trước.

Phương pháp hồi quy Logit với các biến được đo lường theo dạng logarit, sau đó có sự sai lệch với giá trị trung bình và được chuẩn hóa.

Poonpatpibul và

Ittisupornrat (2001)

Mức độ mất giá cộng dồn trong vòng 3 tháng của tỷ giá hối đoái danh nghĩa lớn hơn hoặc bằng 15%

Phương pháp ước lượng xác suất (Probit Estimates) (nợ nước ngồi ngắn hạn lại khơng được coi là một chỉ

Engwatana (1999)

(a) Mức thay đổi tích lũy của tỷ giá hối đoái danh nghĩa của một tháng bằng hoặc lớn hơn 10%; hoặc

(b) Khi thặng dư (forward premium) của 1 tháng chênh lệch lớn hơn 10% so với giá trị trung bình trượt của 3 tháng.

Phương pháp ước lượng xác suất.

DB Alarm Clock5/ (Deutsche Bank)

Có rất nhiều “điểm xảy ra khủng hoảng”: Mất giá >10% và lãi suất tăng >25%

Hệ thống mô phỏng hai phương trình Logit.

Nguồn: Tổng hợp của Nguyễn Trung Hậu (2010) và Nhóm Nghiên cứu đề tài.

Ghi chú: 1,2,3,4,5: Nguyễn Trung Hậu (2010) trích lại từ các nguồn khác nhau, trong đó: 1/ Berg và các cộng sự (1999). DCSD là viết tắt của Bộ phận Nghiên cứu các nước đang phát triển của IMF. 2/ KLR: Kaminsky, Lizondo, và Reinhart (1998). 3/ Goldman Sachs – Ades, Masih, and Tenengauzer (1998). 4/ Credit Suisse First Boston—Roy và Tudela (2000). 5/ Deutsche Bank – Garber, Lumsdaine, và Van der Leij (2000).

Khủng hoảng ngân hàng

Định nghĩa về khủng hoảng ngân hàng không rõ ràng như định nghĩa về khủng hoảng tiền tệ. Theo tổng hợp của Nguyễn Trung Hậu (2010), khủng hoảng ngân hàng là một tình trạng đình trệ của hệ thống ngân hàng, trong đó tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng tài sản của ngân hàng vượt quá 10% và chi phí để khơi phục hoạt động của hệ thống ngân hàng vượt quá 2% GDP. Khủng hoảng ngân hàng cũng thường xuyên được xác định thông qua các sự kiện như số ngân hàng phá sản, những ngân hàng lớn bị quốc hữu hóa, tín dụng đóng băng, việc sáp nhập và hợp nhất của các ngân hàng. Kết quả này được đưa ra từ việc nghiên cứu trên 65 nước từ năm 1980 đến năm 1995. Sự bắt đầu của khủng hoảng ngân hàng đươc xác định bằng các sự kiện như: (i) hoạt động ngân hàng dẫn đến việc đóng cửa, sáp nhập của

các tổ chức tài chính, hoặc (ii) việc giải cứu liên tiếp của Chính phủ đối với một hoặc nhiều tổ chức tài chính. Khủng hoảng ngân hàng kết thúc khi những trợ giúp của Chính phủ chấm dứt. Kết luận này được rút ra từ việc nghiên cứu 20 nước trong thời gian từ năm 1970 đến năm 1995.

Khủng hoảng nợ

Nói chung, sự xuất hiện của khủng hoảng nợ được giải thích như là việc thoả thuận về xác định lại thời gian trả nợ, tiền nợ chưa trả được (gồm cả số tiền quá hạn và số tiền chưa trả) tính trên số tiền gốc hoặc lãi suất phải trả theo thỏa thuận mới với IMF. Nhiều nghiên cứu35 đều sử dụng định nghĩa về khủng hoảng nợ dựa trên sự kiện xác định lại lịch trình trả nợ của một nước. Nhìn chung, các nghiên cứu đều nhằm mục đích xác định năm mà các nước phải xác định lại lịch trình trả nợ nước ngồi. Nói tóm lại, việc xác định lại lịch trình trả nợ được coi như một cơ chế để các nước con nợ đưa ra cho các nước chủ nợ một bản hợp đồng được sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho các nước con nợ không bị vỡ nợ.

Một cách bao quát hơn, cách tiếp cận đối với định nghĩa về vỡ nợ bao gồm cả ba yếu tố được một số nhà nghiên cứu áp dụng36; theo đó, các tác giả coi sự hiện diện của các khoản vay nợ chưa được thanh toán được là các bằng chứng bổ sung cho những vấn đề nghiêm trọng trong việc trả nợ. Theo họ, một nước phải đối mặt với khủng hoảng nợ nếu như: (i) có một sự kiện về xác định lại lịch trình trả nợ với các chủ nợ nước ngoài, (ii) thỏa thuận về giãn nợ với IMF được tiến hành, hoặc (iii) số lượng các khoản vốn chưa trả được cộng dồn (gồm cả việc trả lãi và gốc) vượt quá một ngưỡng “phát nổ” tối thiểu.

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 125 - 128)