Mơ hình cảnh báo sớm khủng hoảng

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 170 - 172)

Nhìn chung, kết quả thử nghiệm các EWS trên thế giới đã cho thấy một số kết quả tích cực. Các chỉ tiêu được lựa chọn tùy theo mức độ sẵn có của số liệu đã có tác dụng dự báo nhất định với các ngưỡng tham chiếu.

Đối với trường hợp của Việt Nam, thử nghiệm EWS trong nghiên cứu của Nguyễn Xn Trình, Võ Trí Thành và Lê Xn Sang 2010) cho thấy một số kết quả ban đầu. Nghiên cứu cho thấy, tác dụng dự báo tương đối tốt trong thời gian đầu, song không thực sự tốt trong thời gian kể từ khi gia nhập WTO. Điều này cho thấy khung khổ dự báo được sử dụng vẫn cần phải được điều chỉnh. Hơn nữa, việc dự báo cần tính đến một số thơng tin bổ sung khác, thông qua các biến giả, cho giai đoạn kể từ khi gia nhập WTO. Điều này sẽ giúp

thấp (underestimate) tác động của việc gia nhập WTO như ở nhiều nghiên cứu khác. Những thử nghiệm ban đầu đã cho thấy tiềm năng ứng dụng của hệ thống cảnh báo sớm ở Việt Nam là khá lớn. Các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện một số thử nghiệm theo các hướng khác nhau. Hướng thứ nhất là sử dụng các chỉ tiêu tham chiếu khác có mức độ phù hợp hơn. Hướng thử nghiệm thứ hai là cải thiện cách tiếp cận tín hiệu (signal approach) để bổ sung và so sánh với các kết quả thử nghiệm trên.

Những kết quả nghiên cứu định lượng gợi suy một số chính sách nhất định. Trước hết, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ, có phạm vi rộng và tần suất cao là hết sức cần thiết đối với việc cảnh báo khủng hoảng tài chính. Các chỉ tiêu hiện có đã có tác dụng nhất định đối với cảnh báo khủng hoảng, nhưng chưa có chỉ tiêu nào thể hiện được các khía cạnh cơ bản của nền kinh tế và/hoặc hệ thống tài chính. Muốn có thơng tin cảnh báo tốt cho q trình hoạch định chính sách điều hành và phát triển hệ thống và thị trường tài chính, Việt Nam cần có nỗ lực đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp. Nhìn rộng hơn, cơng tác thống kê cần được thực hiện tốt hơn, cũng nhằm tăng khả năng giải trình chính sách cũng như tính minh bạch thơng tin – một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính.

Bên cạnh đó, sự thay đổi khả năng cảnh báo sớm của các chỉ

tiêu tổng hợp được thử nghiệm cũng đòi hỏi Việt Nam phải cân nhắc kỹ hơn những thay đổi về thể chế, môi trường kinh tế - tài chính, thay đổi cơ cấu, v.v… khi phát triển thị trường tài chính trong bối cảnh hậu gia nhập WTO. Việc khơng xác định và/hoặc tính tốn đầy đủ đến các thay đổi trong thời kỳ hậu gia nhập WTO có thể khiến chính sách phát triển hệ thống tài chính khơng được điều chỉnh kịp thời hoặc hợp lý.

Trong chừng mực ấy, việc tham vấn các ý kiến đánh giá của chuyên gia và các đánh giá định tính dựa trên các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ, tài chính (được nêu trong các đánh giá, báo cáo truyền thống khác) có thể giúp cải thiện độ tin cậy cho các kết quả định lượng về khả năng cảnh báo sớm khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Ở đây, việc cải thiện các nghiên cứu định lượng cần được ưu tiên, nhưng không phải là điều kiện đủ để có các đánh giá tồn diện, kịp thời về diễn biến hệ thống tài chính trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 170 - 172)