D. Kiểm định ST
F. Giám sát các tập đồn tài chính
Trong giám sát các tổ chức tài chính, Việt Nam đang trong quá
trình áp dụng, chuyển đổi các tiêu chuẩn giám sát theo các tiêu chuẩn CAMELS (Basel I, II và III). Trong lĩnh vực ngân hàng, trước mắt, cần tiếp tục tăng cường triển khai toàn bộ các tiêu chí phân loại rủi ro nợ theo Basel II, và trong dài hạn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước áp dụng Basel III. Trong lĩnh vực bảo hiểm cũng cần tiến hành các tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó, các tiêu chí so sánh (tình hình hoạt động) so với mức trung bình của các tổ chức bảo hiểm khác trên khu vực và thế giới cũng được tham cũng cần được tham khảo để xây dựng và từng bước hồn thiện.
Sự hình thành và phát triển các tập đồn tài chính đã đặt ra khơng ít thách thức đối với những cách tiếp cận quản lý và giám sát truyền thống trong bối cảnh kinh tế trong và hậu khủng hoảng tài chính và sự sơ khai trong hoạt động và khung pháp lý giám sát ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh ấy, quốc gia chưa có hệ thống giám sát chuyên nghiệp như Việt Nam cần nỗ lực triển khai xây dựng kịp thời hệ thống này. Để làm được điều này, Việt Nam cần thực hiện nỗ lực theo một số định hướng sau:
Thứ nhất, về mặt kỹ thuật giám sát, trước hết cần xác định các
tiêu chí pháp lý xác định tập đồn tài chính. Tiếp đến, cần xây dựng các các quy định tính và định lượng để xây dựng hệ thống chỉ tiêu giới hạn tín dụng, chỉ tiêu đánh giá hệ số an tồn vốn tối thiểu (vốn pháp định), vốn bổ sung. Cách tiếp cận giám sát định tính (chế định) về các tập đồn tài chính của các nước EU, cần nghiên cứu sâu sắc
hơn để hồn thiện, tính đến và bổ sung các điều kiện cần thiết để có thể vận dụng hữu hiệu ở Việt Nam.
Hai là, để có khung giám sát các tập đồn tài chính phù hợp,
cần đánh giá toàn diện về thực trạng hệ thống tài chính trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm cũng như các hoạt động giám sát đối với các lĩnh vực này. Nhờ những phân tích này, Việt Nam có thể cập nhật hơn tình trạng phát triển tài chính, và các lỗ hổng pháp lý hiện nay, đặc biệt là đối với công tác giám sát. Cũng nhờ những phân tích này, Việt Nam có thể đánh giá tác động của việc mở cửa một số thị trường dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp nước ngồi theo cam kết WTO. Chính ở đây, Việt Nam có nhiều thơng tin hơn để thực hiện các chính sách phù hợp, để vừa giúp các doanh nghiệp và tập đồn tài chính trong nước cung ứng các dịch vụ tài chính đa dạng và cạnh tranh hơn, đồng thời vẫn bảo đảm mục tiêu giám sát an tồn tài chính của các tập đồn tài chính cũng như hệ thống tài chính.
Cuối cùng, Việt Nam cần tiếp tục phối hợp, chia sẻ thông tin
và kinh nghiệm về giám sát các tập đồn tài chính với các quốc gia khác. Chẳng hạn, Việt Nam cần tích cực tham gia vào các Diễn đàn thanh tra, giám sát do Trung tâm nghiên cứu và đào tạo của Các Ngân hàng Trung ương Đông Nam Á (SEACEN) để trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát từ các quốc gia khác nhau. Các diễn đàn này đã góp phần tăng cường các luồng thơng tin và sự hợp tác hơn nữa giữa các cơ quan giám sát trong việc giám sát xuyên quốc gia đối với các tập đồn tài chính lớn. Nhờ q trình chia sẻ thơng tin và kinh nghiệm này, Việt Nam có thể tránh được những kẽ hở giám sát đã được phát hiện ở các quốc gia khác, đồng thời có những bước đi phù hợp với trình độ phát triển tài chính của mình nhằm bảo đảm an tồn tài chính quốc gia.