D. gIÁM sÁT THị TRưỜNg bấT ĐộNg sảN
14 Hệ số Cho vay các tổ chức liên
29 29 (cho vay tư
29 (cho vay tư
nhân)
Thị trường cổ phiếu (vốn hóa thị trường) ~20% GDP 2010 52
Thị trường trái phiếu
Trong đó: TPCP TPCT 16,0 % GDP năm 2008 (30/10/2009) 14,0% GDP 2,0% GDP
Nguồn: ADB (2009); WEF (2009), và số liệu của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong quá trình cải cách, phát triển của TTTC (chi tiết xem Nguyễn Xuân Trình, Võ Trí Thành và Lê Xuân Sang 2010) hệ thống giám sát ở Việt Nam cũng từng bước hình thành và phát triển. Hiện nay, hệ thống các cơ quan giám sát tài chính ở Việt Nam về bản chất là mô hình giám sát theo định chế hay theo chức năng. Theo đó, chức năng giám sát được phân nhiệm cho nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm NHNN (giám sát các hoạt động ngân hàng - tiền tệ), Bộ Tài chính (Vụ Bảo hiểm giám sát thị trường bảo hiểm), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) (giám sát thị trường chứng khoán), Thanh tra Bộ Tài chính (giám sát các hoạt động của các cơ quan/
Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) có chức năng tư vấn, giúp Chính phủ trong điều hành giám sát hệ thống tài chính.
Dưới đây đánh giá khái lược hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam theo thị trường cấu thành và các khía cạnh liên quan khác.
Công tác giám sát, thanh tra TTTC
Thành tựu đạt được
Đối với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng
Nhìn chung, trong hai thập niên qua, công tác và hiệu quả giám sát, thanh tra thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng dần được đổi mới, hòan thiện theo các hướng sau:
Một là, khung pháp lý về giám sát, thanh tra ngân hàng ngày càng được hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý, tăng cường cạnh tranh, bảo đảm các nguyên tắc thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc ban hành Luật NHNN, Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), Luật Thanh tra thay thế dần các văn bản dưới luật đã góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác giám sát ngân hàng, tạo điều kiện cho việc hình thành và kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng cho phù hợp với thực tiễn; định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình, thủ tục và các chế tài về thanh tra ngân hàng.
Hai là, nội dung giám sát từng bước được đổi mới theo sự phát triển của hoạt động ngân hàng và các yêu cầu của thông lệ quốc tế. Cùng với sự phát triển của thị trường, hoạt động thanh tra giám sát của NHNN không chỉ kiểm tra tính tuân thủ của các ngân hàng, mà bước đầu đã xây dựng được hệ thống giám sát ngân hàng mang tính cảnh báo rủi ro cho hoạt động của từng ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng.39 Các nội dung giám sát đã không chỉ tập trung vào các
39Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 về hoạt động giám sát từ xa, Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN về xếp loại NHTM cổ phần, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt về xếp loại NHTM cổ phần, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro v.v…
tiêu chí “truyền thống” như vốn tự có, giới hạn tín dụng, chất lượng tín dụng mà đã được mở rộng cho các yếu tố định tính như theo dõi diễn biến cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, xem xét các mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn; việc đảm bảo khả năng chi trả hay đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng. Một số tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng đã được tính toán dựa trên thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý vĩ mô, phân loại ngân hàng, đánh giá so sánh nhóm ngân hàng cùng loại và toàn hệ thống ngân hàng. Các quy định xếp loại NHTM cổ phần là một quyết định mới được xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá CAMEL nhằm đưa ra các thang điểm cho các chỉ tiêu xếp loại cụ thể.
Ba là, cách thức tổ chức giám sát được đổi mới, từ chỗ chủ yếu tập trung vào thanh tra tại chỗ nhằm kiểm tra tính tuân thủ của các NHTM mở rộng hoạt động giám sát từ xa. Hoạt động giám sát từ xa đóng góp một vai trò quan trọng trong việc củng cố chất lượng cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Từ các kết quả giám sát của bộ phận giám sát từ xa, các kế hoạch thanh tra tại chỗ định kỳ hoặc đột xuất được xây dựng nhằm thẩm tra và kiểm chứng thực tế hoạt động của từng ngân hàng cụ thể, cũng như phát hiện những sai sót hay những nguy cơ trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Sự phối hợp hoạt động giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ thể hiện sự cải cách hoạt động giám sát của NHNN theo các nguyên tắc giám sát của quốc tế (Nguyên tắc 20 của Basel). Những tiến bộ bước đầu trong hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đã góp phần bảo đảm an toàn cho hệ thống các TCTD nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng. Thông qua hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý khiếu nại, tố cáo, nhiều vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, yếu kém về tài chính, tổ chức, quản trị và hoạt động kinh doanh tại các NHTM đã được phát hiện, qua
đó, khắc phục, chấn chỉnh hay xử lý nhằm nâng cao sự an toàn trong hoạt động của NHTM.
Cuối cùng, song không kém phần quan trọng, giám sát các tổ chức tín dụng bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã bước đầu hướng tới giám sát hệ thống tài chính hiện đại, chú trọng hơn giám sát rủi ro hơn là giám sát tuân thủ.
Đối với thị trường chứng khoán
Cùng với sự phát triển của TTCK, nhất là trong bối cảnh nhiều công ty niêm yết vi phạm các quy định về công bố thông tin về kết quả hoạt động sản xuất, công tác công khai, minh bạch về thông tin trên đã dần được hoàn thiện. Bên cạnh đó, kỷ luật về báo cáo tài chính cũng ngày càng được tăng cường và được thể chế hoá.40 Ngoài ra, chế độ kế toán, kiểm toán cũng dần được tăng cường. 41
Khung pháp luật về giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên TTCK đã được xây dựng và đã phát huy tác dụng và hiệu lực đáng kể trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK. Ngoài ra, UBCKNN cũng đã dần nâng cao kỷ luật thị trường về công khai, minh bạch cũng như chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật, nhất là nâng mức xử phạt vi phạm hành chính lên tội phạm hình sự.42
Chức năng giám sát thị trường của các TTGDCK đã được quy định tương đối cụ thể, rõ ràng. Sự phối hợp trong hoạt động giám sát, với các quy định về cơ chế giám sát, trao đổi và cung cấp thông tin
40Được thực hiện ngay thời gian ban đầu thành lập tại các văn bản pháp quy như: Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 ban hành về chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp, Luật Kế toán (ban hành QĐ-BTC ngày 25/10/2000 ban hành về chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp, Luật Kế toán (ban hành ngày 17/6/2003); Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán áp dụng trong hoạt động kinh doanh;