Thuật ngữ tiếng Anh: Holding company.

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 31 - 37)

Cũng như hệ thống tài chính, một rủi ro cố hữu của các tập đồn tài chính là rủi ro hệ thống nghĩa là có sự tác động lan truyền rủi ro. Tác động này xảy ra khi những khó khăn tài chính của một đơn vị thành viên thuộc tập đồn tài chính có thể có tác động xấu đến sự ổn định tài chính của cả tập đồn và thậm chí có thể đến cả các thị trường mà các thành viên của tập đoàn hoạt động. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi mà các cơ quan giám sát phải đối mặt khi giám sát các tập đồn tài chính bởi vì sự tinh vi, phức tạp của các tập đồn tài chính ngày càng tăng có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.

Theo tổng kết của Đỗ Thị Kim Hảo (2009), có hai loại tác động lan truyền, đó là tác động tâm lý (những rủi ro của một công ty trong tập đoàn bị lan truyền sang các bộ phận khác chỉ vì yếu tố tâm lý thị trường lo ngại khơng giao dịch để đối phó với một tập đồn có vấn đề). Loại tác động thứ hai liên quan đến sự phát sinh các quan hệ vay nợ trong nội bộ tập đồn. Theo đó, các quan hệ nợ như vậy có thể tạo rủi ro cho một đối tượng giám sát trong một tập đoàn tài chính sẽ phụ thuộc vào quy mơ và tính chất các khoản nợ cũng như năng lực tài chính của cả tập đồn. Kinh nghiệm cho thấy rằng các quan hệ vay nợ nội bộ có thể làm trầm trọng thêm vấn đề cho một công ty là đối tượng giám sát một khi tác động lan truyền ảnh hưởng đến nó.

Hình thức rủi ro khác là quan hệ vay nợ trong nội bộ tập đoàn thường dưới dạng tập hợp các khoản nợ trực tiếp và gián tiếp giữa các công ty thành viên trong tập đồn, được thể hiện dưới các hình thức như: (i) các cơng ty mẹ cấp tín dụng hoặc hạn mức tín dụng cho một cơng ty con hoặc một cơng ty con thành viên cấp tín dụng cho một công ty con khác; (ii) nắm giữ cổ phần lẫn nhau; (iii) hoạt động kinh doanh, theo đó một cơng ty trong tập đồn có quan hệ kinh doanh hoặc đại diện cho một công ty khác; (iv) quản lý tập trung

kết giữa các công ty thành viên trong tập đoàn; và (vi) việc cung cấp các dịch vụ như quản lý quỹ hưu trí.

Quan hệ vay nợ trong nội bộ tập đồn có thể có tác động tới cả tính thanh khoản và khả năng thanh tốn tổng thể của tập đồn tài chính, liên quan đến rủi ro lan truyền. Chẳng hạn, cơ quan giám sát khó có thể nhận thức rõ nguy cơ rủi ro trong trường hợp một công ty bảo hiểm nhân thọ gửi tiền thu phí bảo hiểm của nó tại ngân hàng mẹ. Nguy cơ rủi ro như vậy đòi hỏi tất cả các cơ quan giám sát chịu trách nhiệm giám sát từng hoạt động riêng biệt trong tập đồn tài chính phải theo dõi một cách cẩn trọng các quan hệ nợ trong nội bộ tập đoàn (cả nội và ngoại bảng) của các công ty thành viên là đối tượng họ phải giám sát. Bên cạnh đó, cơ quan giám sát cũng cần nhận thức được mức độ và quy mơ vay nợ trong tập đồn tài chính nói chung.

Các khoản mục tài sản và nợ nội bộ đều cần phải được giám sát chặt chẽ vì cả hai đều có khả năng gây rủi ro lan truyền. Cách đơn giản nhất để phát hiện và giám sát các khoản nợ nội bộ là thiết lập riêng các mẫu báo cáo và quy định duy trì các cuộc họp định kỳ (giữa các cơ quan giám sát và đối tượng chịu sự giám sát) để phân tích các giao dịch vay nợ nội bộ.

Tính cần thiết phải giám sát các TĐTC cịn có liên quan tới các vấn đề xung đột lợi ích có thể nảy sinh khi một thành viên trong tập đoàn, chẳng hạn một ngân hàng cho vay công ty mẹ hoặc cho vay các công ty thành viên khác trong tập đồn; hoặc trường hợp cơng ty mẹ yêu cầu cơng ty bảo hiểm thuộc tập đồn tập trung đầu tư trong nội bộ tập đồn thay vì việc đa dạng hóa các tài sản đầu tư. Trong những trường hợp như vậy, có nguy cơ là ngân hàng hoặc cơng ty bảo hiểm đó sẽ thực hiện các quyết định cho vay và đầu tư khơng theo quy trình phê duyệt thông thường và do vậy, những quyết định này sẽ dẫn đến những xung đột lợi ích. Nguy cơ này đặc biệt nghiêm trọng đối

với những tập đồn tài chính có cấu trúc lỏng lẻo và những tập đồn có mơ hình tổ chức kiểu ma trận (trong đó các cơng ty thành viên báo cáo với các nhà quản lý cấp cao khác nhau theo các lĩnh vực hoạt động của họ). Khả năng xảy ra xung đột lợi ích trong một TĐTC sẽ cao khi các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần lớn của tập đồn có các quan hệ hợp đồng kinh doanh với các cơng ty thành viên trong tập đồn. Trong nhiều TĐTC, lợi ích của các cổ đơng thường cịn xung đột với lợi ích của các chủ nợ cũng như các đối tượng liên quan mà các cơ quan giám sát có nhiệm vụ phải bảo vệ.

Một lý do khiến việc giám sát các TĐTC có thể gặp khó khăn đó là tình trạng “đánh tráo quản lý”. Cấu trúc quản lý theo định chế/ chức năng có thể làm cho các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng (như các hiệp hội tín dụng, các hiệp hội xây dựng, các cơng ty tài chính và các quỹ đầu tư) bị quản lý bởi nhiều cơ quan khác nhau, mặc dù phát hành cùng một loại giấy tờ có giá. Sự can thiệp của nhiều cơ quan quản lý nhà nước gây khó khăn nhất định đến hoạt động kinh doanh của các định chế. Những xung đột tiềm ẩn giữa các cơ quan quản lý trở nên trầm trọng hơn ở các nước có sự phân cấp quản lý một cách độc lập theo chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương (chẳng hạn ở Hoa Kỳ). Tình trạng đánh tráo quản lý đã xảy ra phổ biến ở một số nước châu Á và đã làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào cuối thập niên 1990.

CÁCH TIẾp CậN Và kHN kHổ pHâN TíCH Hệ THốNg CÁC CHỉ TIêU gIÁM sÁT TàI CHíNH qUốC gIA

Như đã nêu ở trên, để đảm bảo giám sát có hiệu quả hữu hiệu tồn bộ hệ thống tài chính, một điều kiện tiên quyết là cơ quan giám sát chính quốc gia phải được trao thẩm quyền đầy đủ trong giám sát các lĩnh vực, thị trường và định chế tài chính. Trên cơ sở đó, cơ quan giám sát tài chính quốc gia tiến hành giám sát các lĩnh vực, thị

và tại chỗ; thông qua các chỉ tiêu, quy chuẩn quốc gia (được ấn định một phần dựa trên thông lệ quốc tế tốt nhất) về an tồn tài chính. Việc giám sát được thực hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu giám sát.

Trước khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, một điều kiện quan trọng là cơ quan giám sát phải được chia sẻ, tiếp cận một các đầy đủ các thông tin làm “đầu vào” cho cơng tác giám sát của mình. Các thơng tin, dữ liệu đầu vào bao gồm các thông tin kinh tế vĩ mô (như tăng trưởng kinh tế, việc làm, lạm phát v.v…), thơng tin cập nhật về chính sách, pháp luật; các dữ liệu/thơng tin chun ngành có liên quan; dữ liệu về về cơ cấu (ví dụ cơ cấu sở hữu), và dữ liệu thị trường (ví dụ: giá chứng khốn, xếp hạng tín nhiệm).

Trên cơ sở dữ liệu đầu vào, cơ quan giám sát tài chính tiến hành phân tích, thực hiện giám sát an tồn tài chính vĩ mơ (hay cịn gọi giám sát thận trọng vĩ mơ, trong đó nhiều trường hợp là giám sát dựa trên rủi ro) và an tồn vi mơ (nhiều trường hợp là giám sát tuân thủ). Nội dung, cách tiếp cận và khung khổ giám sát hệ thống tài chính quốc gia được thể hiện trong Sơ đồ 1.2, theo đó, các nhóm chỉ tiêu được phân chia một các tương đối thành hai nhóm: giám sát an tồn tài chính vĩ mơ và vi mơ. Cơ quan giám sát tài chính sử dụng các chỉ tiêu an tồn vĩ mơ và các mơ hình định lượng như EWS, ST), hoặc kiểm định lại (backtest) VaR của các định chế tài chính (thường là các ngân hàng) để giám sát các bất ổn/rủi ro của toàn hệ thống tài chính và nền kinh tế.

Đối với cách tiếp cận an tồn vi mơ, để đánh giá mức độ an tồn của từng định chế tài chính, nhất là ngân hàng, công ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm, tập đồn tài chính đa năng, cơ quan giám sát có thể sử dụng các hệ số an tồn (chẳng hạn, các hệ số thuộc Basel/CAMELS, chuẩn mực an tồn vốn của các tập đồn tài chính v.v…mà IMF và các tổ chức quốc tế khác áp dụng và khuyến dụng), và một số mơ hình định lượng (Sơ đồ 1.2).

Lưu ý là, sự “xếp đặt” các vị trí của các thị trường theo hướng nghiên cứu (vĩ mơ, vi mơ) chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn, khu vực thị trường bất động sản có các chỉ tiêu đã được thể hiện trong khu vực ngân hàng, tập đồn tài chính hay các thơng tin, dữ liệu đầu vào của cơ quan giám sát. Tuy vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi tạm đặt cùng 3 thị trường cấu thành thị trường tài chính để thể hiện rõ hơn những rủi ro có liên quan tới sự phát triển thiếu lành mạnh của khu vực này.

sơ đồ 1.2: khung khổ tiếp cận trong xây dựng hệ thống giám sát tài chính quốc gia (hợp nhất)

Lưu ý là, sự “xếp đặt” các vị trí của các thị trường theo hướng nghiên cứu (vĩ mơ, vi mơ) chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn, khu vực thị trường bất động sản có các chỉ tiêu đã được thể hiện trong khu vực ngân hàng, tập đồn tài chính hay các thơng tin, dữ liệu đầu vào của cơ quan giám sát. Tuy vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi tạm đặt cùng 3 thị trường cấu thành thị trường tài chính để thể hiện rõ hơn những rủi ro có liên quan tới sự phát triển thiếu lành mạnh của khu vực này.

sơ đồ 1.2: khung khổ tiếp cận trong xây dựng hệ thống giám sát tài chính quốc gia (hợp nhất)

Chi tiết nội dung các cách tiếp cận vĩ mô và vi mô, nội dung, ý nghĩa cách áp dụng và các ngưỡng cảnh báo của một số chỉ tiêu sẽ được phân tích chi tiết tại các mục kế tiếp dưới đây.

giám sát an tồn tài chính vĩ mơ và an tồn vi mơ

Trong hơn một thập niên gần đây (từ khi khủng hoảng tài chính Đơng Á nổ ra), khái niệm “giám sát an tồn tài chính vĩ mơ” trở nên ngày càng phổ biến và trở thành chủ đề được bàn thảo thường xuyên của các cơ quan giám sát tài chính - ngân hàng. Xu hướng này cho thấy phương pháp quản lý và giám sát hoạt động TTTC, đặc biệt là hệ thống ngân hàng đang có những thay đổi đáng kể. Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào cuối năm 2007 đã đòi hỏi xu hướng thay đổi trên cần phải có những chuyển biến sâu sắc hơn nữa.

Tuy khái niệm “giám sát an tồn vĩ mơ”16 trở nên phổ biến như khái niệm “rủi ro hệ thống” nhưng dường như vẫn chưa đạt được sự thống nhất về nội hàm của khái niệm này mặc dù các nội dung cơ bản của khái niệm này đã được thừa nhận. Khái niệm “an tồn vĩ mơ” trong chính sách quản lý và giám sát hoạt động tài chính, nhất là ngân hàng ngân hàng được nhìn nhận dễ nhất khi đặt nó bên cạnh khái niệm đối lập là “an tồn vi mơ”. Bảng 1.2 cho thấy những khác biệt cơ bản trong giám sát an tồn vĩ mơ và vi mô về mục tiêu, đối tượng và đặc tính rủi ro.

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 31 - 37)