Điểm đối với lãi suất USD; 300 điểm

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 95 - 111)

D. gIÁM sÁT THị TRưỜNg bấT ĐộNg sảN

100 điểm đối với lãi suất USD; 300 điểm

đó có thay đổi lãi suất tương tự như kịch bản đã được các nước trong khu vực thực hiện, hoặc những nước có cùng quy mơ và trình độ phát triển.

bảng 1.13: Các kịch bản gây sốc rủi ro lãi suất của một số nước châu âu

Kịch bản được sử dụng Mức độ gây sốc đối với rủi ro lãi suất

Tăng lãi suất tùy ý hoặc tăng lãi suất 

theo phân tích giả định.

Thay đổi lãi suất được xác định ở khu vực 

1% đường phân phối xác suất thay đổi lãi suất của cơng cụ tài chính .

Dịch chuyển song song đường cong 

lãi suất.  Mức dịch chuyển 50-100%;

Tăng giảm độ dốc đường cong lãi 

suất.  Lãi suất thông thường tăng 3 lần;

Mức tăng lãi suất trong lịch sử.

  Tăng khoảng 100 điểm cơ bản;

Ủy ban Basel 

100 điểm đối với lãi suất USD; 300 điểm  

đối với lãi suất nội tệ; Tăng 300 điểm; 

Tăng 500 điểm lãi suất đối với kỳ hạn 3 

tháng; 200 điểm với kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm và 0 điểm đối với kỳ hạn trên 1 năm; Tăng 0 điểm lãi suất đối với kỳ hạn 3 tháng; 200 điểm với kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm và 500 điểm đối với kỳ hạn trên 1 năm.

Nguồn: IMF (2005).

Rủi ro tỷ giá

Đo lường rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro thay đổi tỷ giá có thể tác động tới giá trị tài sản có, tài sản nợ của tổ chức và giá trị các khoản mục ngoại bảng. Rủi ro tỷ giá có thể là rủi ro trực tiếp hoặc rủi ro gián tiếp đối với tổ chức tài chính. Rủi ro tỷ giá trực tiếp xuất hiện khi tổ chức có trạng thái ngoại tệ. Rủi ro tỷ giá gián tiếp khi khách hàng vay hoặc đối tác của tổ chức tài chính có trạng thái ngoại tệ. Ngồi ra, rủi ro tỷ giá có thể xuất hiện nếu trạng thái nội tệ được chỉ số hóa theo tỷ giá.

Thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đo lường rủi ro tỷ giá là trạng thái ngoại tệ mở ròng của tổ chức. Trạng thái ngoại tệ mở rịng cần được tính theo phương pháp được quốc tế thừa nhận, ví dụ như phương pháp của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng. Thông thường, trạng thái ngoại tệ ở nội và ngoại bảng đều được đưa vào phân tích ST, ngoại trừ trường hợp trạng thái ngoại tệ ở ngoại bảng được khẳng định là nhỏ. Theo phương pháp Basel, trạng thái mở rịng cần được tính cho từng loại tiền trên cơ sở cộng các khoản mục sau: trạng thái giao ngay ròng, trạng thái kỳ hạn ròng, bảo lãnh và các công cụ tương tự, thu nhập hoặc chi phí tương lai rịng, quyền chọn ngoại tệ, các khoản mục khác.

Trạng thái ngoại tệ mở ròng đối với từng loại tiền được kiểm tra sức chịu đựng trước sự thay đổi tỷ giá của loại tiền này hay cịn được gọi là phân tích độ nhạy. ST rủi ro tỷ giá trực tiếp được thực hiện trên cơ sở quan hệ giữa trạng thái ngoại hối mở ròng và sốc tỷ giá. Gọi F là trạng thái ngoại tệ mở ròng, C là vốn, ARW là tài sản có rủi ro (tất cả tính theo đồng nội tệ) và e là tỷ giá được đo bằng lượng ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ. Tỷ giá giảm dẫn tới giảm tương ứng giá trị tính theo nội tệ của trạng thái ngại hối: . Giả định giảm giá trị trạng thái ngoại tệ mở ròng chuyển trực tiếp thành giảm giá trị của vốn, tức là . Tác động của sốc tỷ giá tới hệ số vốn/tài sản có rủi ro có thể tính theo cơng thức sau:

Quan hệ giữa trạng thái ngoại tệ mở ròng (F) và sốc tỷ giá ( ) được xác lập với một số giả định. Thứ nhất, thành tố có giá trị từ 0 đến 1, phản ánh mức độ thay đổi đồng thời của vốn chủ sở hữu và tài sản có rủi ro. Trong trường hợp đặc biệt

tức là nếu tài sản có rủi ro khơng thay đổi, thì thay đổi hệ số an tồn vốn tính theo điểm phần trăm chính bằng sốc tỷ giá tính theo điểm phần trăm ( ) nhân với mức độ rủi ro tỷ giá. Mức độ rủi ro tỷ giá được đo bằng tích của hai chỉ tiêu lành mạnh tài chính là F/C và C/

ARW. Phương trình sau đây đơi khi được sử dụng để tính ST đánh giá rủi ro tỷ giá trực tiếp.

Thứ hai, giả định về ước tính xấp xỉ theo phương pháp tuyến

tính. Giả định này là hợp lý nếu danh mục đầu tư ngoại tệ về cơ bản là tuyến tính, tức là khu vực ngân hàng khơng tích cực tham gia thị trường quyền chọn. Nếu các ngân hàng có trạng thái quyền chọn ngoại tệ lớn, thì quan hệ giữa thay đổi tỷ giá và tác động tới vốn sẽ khơng cịn mang tính chất tuyến tính. Trong những trường hợp như vậy, ST dựa trên phân chia chi tiết trạng thái ngoại tệ của ngân hàng là cơng cụ phân tích có tính chính xác hơn.

Trạng thái ngoại tệ mở ròng chỉ phản ánh rủi ro tỷ giá trực tiếp. Trên thực tế, rủi ro trực tiếp có xu hướng nhỏ so với các rủi ro gián tiếp đối với các ngân hàng. Các ngân hàng thường khó có thể theo dõi rủi ro ngoại tệ của các đối tác và do vậy ngân hàng có thể phải chịu rủi ro tín dụng có nguồn gốc từ thay đổi tỷ giá. Để mô tả mức độ rủi ro gián tiếp đối với hệ thống ngân hàng, gọi nợ, vốn chủ sở hữu và trạng thái ngoại tệ mở của khu vực doanh nghiệp là Dc(e), Ec(e) và Fc(e). Tương tự như với khu vực ngân hàng, giả định thay đổi tỷ giá

và dẫn tới thay đổi vốn chủ sở hữu của khu vực doanh nghiệp, cụ thể

là . Tác động của thay đổi tỷ giá đối với đòn

bẩy của doanh nghiệp được thể hiện như sau:

Nếu khu vực doanh nghiệp có trạng thái ngoại tệ âm, tỷ giá giảm ( ) có thể dẫn tới tăng địn bẩy tài chính (D/E) của khu

vực doanh nghiệp. Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp thường có quan hệ đồng biến với tỷ lệ nợ xấu đối với ngân hàng (NPL) trong

tổng nợ của doanh nghiệp (TL): . Tác

động của thay đổi tỷ giá tới tỷ lệ NPL/TL có thể được xác định qua cơng thức sau:

Trong trường hợp đặc biệt khi , thay đổi tỷ lệ MPL/NL bằng thay đổi tỷ giá nhân với các chỉ tiêu lành mạnh tài chính và hệ số a, cụ thể như sau:

Để phân tích tác động tới hệ số an tồn vốn, giả định sốc tín dụng xuất hiện dưới hình thức chuyển từ nợ bình thường thành nợ xấu. Bằng cách lấy đạo hàm hệ số an toàn vốn (C/ARW) theo hệ số MPL/NL và thay NPL/NL từ phương trình trên ta có:

Với giả định dự phịng rủi ro được xác định bằng tỷ lệ phần trăm ( ) của nợ xấu và dự phòng được trừ trực tiếp từ vốn chủ sở hữu.

Việc đưa thêm tác động gián tiếp làm cho phân tích phức tạp hơn và phụ thuộc vào các giả định bổ sung hoặc phân tích hồi quy. Công thức phản ánh tác động trực tiếp và gián tiếp có điểm chung, đó là thay đổi hệ số an tồn vốn được thể hiện bằng tích số giữa thay đổi tỷ giá và chỉ tiêu lành mạnh tài chính phản ánh mức độ rủi ro tỷ giá (trạng thái mở ròng). Tuy nhiên, cơng thức ước tính tác động gián tiếp được nêu ở trên là cơng thức đơn giản nhất có thể để phản ánh tác động của tỷ giá trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu lành mạnh tài chính. Cơng thức này dựa trên một số giả định bổ sung và các tham số cần được ước lượng hoặc xác định ví dụ như tham số phản ánh độ nhạy phản ánh tác động của khu vực doanh nghiệp tới khu vực ngân hàng (a), tỷ lệ trích lập dự phịng nợ xấu ( ), hệ số tổng nợ trên tài sản có rủi ro (TL/ARW).

Việc thực hiện ST đối với tác động gián tiếp là phức tạp hơn so với tác động trực tiếp. Cơng thức tính tác động gián tiếp cần phản ánh tác động của tỷ giá đối với giá trị hiện tại ròng của khu vực doanh nghiệp, tức là phải tính đến thay đổi giá trị hiện tại ròng của các dòng thu nhập tương lai. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu, tỷ giá giảm thường kỳ vọng dẫn tới tăng thu nhập trong tương lai. Xét về giá trị hiện tài ròng, tác động này tương đương với tác động trạng thái ngoại tệ dương. Tuy nhiên, cách tiếp cận có ý nghĩa thực tế hơn, đó là ước tính tác động tới dịng tiền thơng qua ước lượng hệ số co dãn của hệ số thu nhập/chi phí trả nợ đối với tỷ giá và sau đó ước tính quan hệ giữa chỉ tiêu lành mạnh tài chính này với hệ số NPL/TL. Các tiếp cận khác là có thể xây dựng các chỉ số đo lường Thu nhập ngoại tệ/Tổng thu nhập hoặc Thu nhập ngoại tệ/Chí phí trả nợ bằng ngoại tệ. Sau đó ước lượng hệ số co dãn của các chỉ số mới này với thay đổi tỷ giá và tiếp đến với tỷ lệ NPL/TL.

Lựa chọn tổ chức đưa vào ST rủi ro tỷ giá

Bước đầu tiên trong thiết kế ST cho rủi ro tỷ giá là xác định các tổ chức cần đưa vào quy trình thực hiện ST. Về lý thuyết, chỉ những tổ chức quan trọng đối với hệ thống và có mức độ rủi ro tỷ giá lớn mới đưa vào ST. Do sản phẩm tài chính phái sinh bằng ngoại tệ đang sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nên không thể giả định rằng tổ chức tài chính có rủi ro ngoại hối thấp nếu chỉ nhìn vào bảng cân đối kế tốn. Ngồi ngân hàng, các tổ chức tài chính khác như cơng ty tài chính, có thể có trạng thái ngoại tệ lớn. Trong trường hợp đó, cần đưa các tổ chức tài chính này vào ST.

Các tổ chức tài chính cũng chịu tác động rủi ro ngoại hối gián tiếp; tức là rủi ro ngoại hối đối với khách hàng vay nợ có thể chuyển thành rủi ro tín dụng đối với tổ chức tài chính. Để đánh giá rủi ro ngoại hối gián tiếp, cần thực hiện ST cho các khách hàng lớn của tổ chức tài chính và ước tính tác động đối với danh mục cho vay của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, thơng tin của khu vực doanh nghiệp thường thiếu khuyết. Trên những thị trường ít có các giao dịch phái sinh hoặc các công cụ bảo hiểm rủi ro khác thì có thể sử dụng phép tính xấp xỉ tuyến tính đế ước lượng rủi ro ngoại hối của các khách hàng vay nợ lớn. Bất kỳ ST cho rủi ro ngoại hối gián tiếp nào cần phải chuyển sang ST đối với rủi ro tín dụng.

Bản chất, loại và quy mô sốc

Loại sốc cơ bản được sử dụng trong tất cả ST là sốc đối với chính tỷ giá. Căn cứ vào sự phù hợp với tổ chức tài chính, một hoặc nhiều tỷ giá được xác định giá trị sốc một cách riêng rẽ (sử dụng trong phân tích độ nhạy) hoặc đồng thời (sử dụng trong phân tích kịch bản). Khi mơ tổ chức tài chính có rủi ro lớn với một số loại tỷ giá, phân tích kịch bản có thể hữu dụng hơn phân tích độ nhạy do hầu

Loại kịch bản được sử dụng phụ thuộc một phần vào lịch sử biến động tỷ giá. Nếu tỷ giá giảm mạnh trong q khứ, thì kịch bản q khứ có thể được sử dụng để đánh giá tác động thay đổi tỷ giá đối với danh mục đầu tư hiện hành của tổ chức tài chính. Đối với những quốc gia khơng bị tác động của khủng hoảng tài chính, thì khủng hoảng tiền tệ ở các nước có cấu trúc kinh tế tương đồng được sử dụng làm kịch bản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong tương lai có thể khác với các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong quá khứ, nhất là đối với các hệ thống tài chính đang phát triển nhanh. Việc chuyển đổi chế độ tiền tệ, tự do hóa tài khoản vốn, tăng cường sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh, thay đổi trong điều tiết và giám sát và sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài là những yếu tố làm thay đổi phản ứng của hệ thống tài chính trước khủng hoảng tiền tệ.

Như vậy, về cơ bản cần kết hợp kịch bản theo sự kiện lịch sử với các kịch bản giả định khác nhau. Các kịch bản này khơng chỉ bao gồm các kịch bản có khả năng xảy ra nhất, mà cịn bao gồm các kịch bản về tình huống xấu nhất cho dù rất ít khả năng xảy ra. Ví dụ, trong quốc gia có chế độ tỷ giá cố định, các tổ chức tài chính có thể thực hiện ST để ước tính tác động của phá giá. Các ST này cần được thực hiện định kỳ và đưa ra vào thời điểm khi tỷ giá ổn định và do vậy không bị thị trường coi là có tín hiệu điều chỉnh tỷ giá. Mặc dù nhạy cảm, nhưng việc xây dựng kịch bản giả định khơng hồn tồn để mặc các tổ chức tài chính thực hiện, mà cơ quan giám sát ít nhất phải cung cấp một số đầu vào nhất định.

Loại mô phỏng thứ ba là mô phỏng Monte Carlo. Mô phỏng này cho phép ST mô phỏng tác động của kết hợp các biến số và phản ánh tác động tới danh mục đầu tư có tính chất phi tuyến như danh mục đầu tư quyền chọn bằng ngoại tệ. Dẫu thế, mô phỏng Monte Carlo thường yêu cầu khối lượng tính tốn lớn và quản lý rủi ro ở

trình độ cao, chỉ có thể thực hiện ở những tổ chức tài chính hiện đại nhất. Tuy nhiên, cơ quan giám sát cần có đủ chuyên gia có khả năng đánh giá tính chính xác và giải thích đúng kết quả từ mơ phỏng. Do vậy, trên thực tế mô phỏng Monte Carlo chỉ là công cụ bổ sung và được sử dụng trong một số ít tổ chức tài chính.

Độ lớn của sốc tỷ giá, của biến động tỷ giá và các quan hệ tỷ giá phụ thuộc vào môi trường kinh tế nơi tổ chức tài chính hoạt động. Quan sát sự kiện trong quá khứ có thể đưa ra gợi ý về độ lớn có thể của sốc tỷ giá có thể xuất hiện, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tiền tệ; tuy nhiên, các kịch bản giả định có thể tăng độ lớn của sốc. Mặc dù khơng có độ lớn cụ thể về sốc phù hợp với ST của tất cả các loại tiền, nhưng một số tiêu chuẩn tối thiểu có thể rút ra từ các chuẩn do cơ quan điều tiết công bố. Về tăng hoặc giảm giá đồng nội tệ, Ủy ban Basel xác định độ lớn của sốc tỷ giá là tăng giảm 8%; điều này cũng có nghĩa là ST được thực hiện trên cơ sở biến động mạnh hơn 8%. Nhóm Chính sách Sản phẩm phái sinh đề xuất mức thay đổi ít nhất là 6% đối với các động tiền lớn và ít nhất 20% đối với các đồng tiền khác. Ủy ban Châu Âu đề xuất mức thay đổi ít nhất là 10%. Các số liệu trên được coi là tối thiểu, do vậy đối với hầu hết các đồng tiền ST cần được thực hiện trên cơ sở mức thay đổi lớn hơn. Về biến động tỷ giá, Ủy ban Basel đề xuất mức biến động tăng, giảm ít nhất 25% đối với quyền chọn. Đối với tỷ giá, thì mức thay đổi biến động để thực hiện ST cần lớn hơn. Đối với những nước thực hiện tỷ giá quản lý, mức biến động tỷ giá trong quá khứ thường thấp (gần bằng 0 đối với những nước theo chế độ tỷ giá cố định), do vậy những thay đổi về mức độ biến động có thể được thể hiện dưới dạng số tuyệt đối hơn là điểm phần trăm.

bảng 1.14: kịch bản gây sốc rủi ro tỷ giá của một số nước châu âu

Kịch bản được sử dụng Mức độ tạo sốc đối với tỷ giá

Giả định phá giá hoặc phá giá tùy ý.

  Phá giá 20%-50%.

Thay đổi lớn tỷ giá trong lịch sử 

Phá giá 30%;

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 95 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)