Thuật ngữ nguyên gốc của IMF là Aggregated microprudential indicators.

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 41 - 44)

Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đáng kể tới thị trường tài chính nói riêng và bản thân nền kinh tế nói chung. Mức tăng trưởng kinh tế thấp hay giảm dần thường làm suy yếu khả năng trả nợ của những người đi vay trong nước và góp phần làm tăng rủi ro tín dụng. Suy thối kinh tế thường đi trước tình trạng bất ổn tài chính và khủng hoảng kinh tế - tài chính.

Suy giảm GDP của những ngành tập trung các khoản vay và đầu tư của các định chế tài chính có ảnh hưởng trực tiếp tới độ lành mạnh của tồn hệ thống tài chính. Sự suy giảm GDP ngành có tác động tiêu cực tới danh mục đầu tư, mức lợi nhuận biên của các định chế tài chính và làm giảm luồng tiền và dự trữ của các định chế này. Tại các nước chuyển đổi, những vấn đề này cịn có thể trầm trọng hơn do làm chậm quá trình tái cơ cấu các DNNN (ADB 2009). Tăng trưởng kinh tế quá nhanh (quá nóng) trong khi các nhân tố đóng góp cho tăng trưởng khơng thực sự bền vững cũng có thể gây rủi ro cho hệ thống tài chính (ví dụ, tăng trưởng tín dụng quá cao) hoặc cho nền kinh tế (chẳng hạn, lạm phát cao). Các dấu hiệu suy thoái kinh tế và cảnh báo khủng hoảng sẽ được đề cập sau.

Thâm hụt cán cân vãng lai

Theo quy tắc về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm các khoản mục sau:

1. Cán cân thương mại hàng hóa 1.1 Xuất khẩu

2. Cán cân thương mại phi hàng hóa 2.1 Cán cân dịch vụ 2.1.1 Vận tải 2.1.2 Du lịch 2.1.3 Các dịch vụ khác 2.2 Cán cân thu nhập 2.2.1 Kiều hối

2.2.2 Thu nhập từ đầu tư 3. Các chuyển khoản

Tất cả các khoản thanh toán của các cơ quan nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong tính tốn này.

Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngồi lớn thì thu nhập rịng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ trọng lớn.

Do cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu rịng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này. Cùng với tài khoản vốn và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, cán cân vãng lai hợp thành cán cân thanh toán.

Tài khoản vãng lai thặng dư chủ yếu khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt chủ yếu khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn.

Sự gia tăng tỷ lệ thâm hụt CCVL so với GDP có thể làm gia tăng mạnh giá tài sản và tín dụng trong nước. Mức thâm hụt CCVL lớn trong một số trường hợp là tín hiệu về khả năng dễ bị tổn thương trước khủng hoảng tiền tệ có liên quan tới thiếu hụt thanh khoản của hệ thống (IMF 2000). Sự gia tăng thặng dư của tài khoản vãng lai có thể làm triệt tiêu khả năng phá giá, và do đó, làm giảm bớt khả năng xảy ra khủng hoảng. Nếu một quốc gia trong thời gian dài chịu thâm hụt cán cân vãng lai có thể buộc phải phải vay nợ thêm ngoài nước để bù đắp thêm cho thiếu hụt đó; kết quả là số dư nợ nước ngoài sẽ ngày một gia tăng nếu mức thanh toán nợ thấp hơn tổng mức nợ gia tăng thêm (cả số vay thêm và lãi suất).

Tuy nhiên, sự thâm hụt cán cân vãng lai có gây ra khủng hoảng hay không phụ thuộc vào khả năng chịu đựng thâm hụt của nó. IMF (1998) cho rằng, các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai của một quốc gia bao gồm: (i) mức độ tăng trưởng kinh tế; (ii) tỷ trọng các cấu thành của cán cân vãng lai; và (iii) độ mở kinh tế.

Các vấn đề khác liên quan giữa CCVL và bất ổn tài chính, khủng hoảng tài chính ngồi xem lại phần trước có thể xem thêm Berg và Pattillo (1999); Kamin (2001); Eichengreen và Arteta (2000); Lanoie và Lemarbre (1996); và Marchesi (2003).

Dự trữ ngoại hối nhà nước

Dự trữ ngoại hối nhà nước (hay dự trữ quốc tế), thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối (phạm vi hẹp hơn là dự trữ ngoại tệ) là lượng ngoại hối/ngoại tệ mà Ngân hàng Trung ương hoặc cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại hối19

Một phần của tài liệu CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH doc (Trang 41 - 44)