5. Cấu trúc của luận vă n:
1.4.3.1 Môi trường bên ngoài:
a/. Môi trường vĩ mô
Các yếu kinh tế: Ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận, khả năng ổn định và
phát triển vững mạnh của các DN. Bất cứ sự biến động nào của lạm phát, tăng trưởng kinh tế xã hội, chính sách tiền tệ, …cũng là nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN, thậm chí còn tạo ra khủng hoảng do tác động lây lan của kinh tế thị trường.
Thị trường là môi trường kinh tế rất quan trọng đối với DN, là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các đầu vào. Thị trường còn là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động DN, thông qua mức cầu, giá cả, lợi nhuận … đểđịnh hướng chiến lược, kế hoạch hoạch KD. Như vậy, sự ổn định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của DN nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của DN nói riêng.
Các yếu tố văn hoá xã hội: Đây là nhân tố chính hình thành thị trường sản
phẩm, dịch vụ yếu tố sản xuất, có tính biến đổi chậm nên dễ bị DN “lãng quên” khi xác định các vấn đề chiến lược, trong một số trường hợp có thể đưa DN đi đến thất bại. Các yếu tố này gồm: Tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân cư về độ tuổi, giới tính, những
chuẩn mực đạo đức, trình độ dân trí, phong tục tập quán, văn hoá của quốc gia, địa phương mà doanh nghiệp đó đặt tại. Bất kỳ DN nào muốn hoạt động KD đều tìm hiểu phong tục tập quán, các yếu tố văn hoá đặc trưng của dân tộc đó.
Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật: Nếu hệ thống pháp luật
(Luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quy định,..) minh bạch, rõ ràng, kịp thời, đồng bộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các DN. Từ đó, các DN mới phát huy được quyền chủđộng, linh hoạt trong hoạt động KD và yên tâm rằng mình đã thực hiện đúng pháp luật. Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động DN, bao gồm: Pháp luật, chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường nghĩa là biện pháp điều tiết đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kết cấu hạ tầng và khoa học, công nghệ: Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng
vật chất - kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, … Đây là tiền đề quan trọng tác động mạnh đến hoạt động của DN. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, đẩy nhanh quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp nhất, tiện lợi nhất, nhanh chóng và kịp thời sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút hàng, từđó làm cho hiệu quả hoạt động được nâng cao.
Các yếu tố về tự nhiên: Các yếu tố này bao gồm: khí hậu, đất đai, tài nguyên
thiên nhiên, nguồn năng lượng, môi trường tự nhiên của quốc gia, địa phương …
b. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô có tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD cũng như năng lực cạnh tranh của DN. Nó quyết định tính chất cũng như mức độ cạnh tranh của DN trong một ngành, một lĩnh vực hoạt động. Việc xác định ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động của doanh nghiệp cũng đồng thời là tìm ra cơ hội cũng như thách thức của môi trường này tới doanh nghiệp bao gồm những yếu tố trong ngành, các yếu tố ngoại cảnh, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất KD đó.
Theo Michael Porter, có năm yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, và sản phẩm thay thế.
(Nguồn: "Michael Porter - Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors”)
Hình 1.6: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter
1/ Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi ích của bản thân mình nên các DN phải cạnh tranh với nhau. Đây là sự ganh đua vị trí, sử dụng những chiến thuật như cạnh tranh về giá, chiến tranh quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tăng cường các dịch vụ khách hàng,…. Cạnh tranh xảy ra bởi vì các đối thủ hoặc là cảm thấy áp lực hoặc là nhìn thấy cơ hội cải thiện vị trí. Trong hầu hết các ngành, vì cạnh tranh của một DN có ảnh hưởng rõ rệt đến đối thủ và do đó có thể kích động sự trả đủa hoặc những nỗ lực chống lại hành vi đó, nghĩa là các DN có sự phụ thuộc lẫn nhau. Nếu các hành vi đối đầu leo thang, tất cả các DN trong ngành đều có thể thiệt hại.
2/ Áp lực cạnh tranh từđối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là các DN hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+ Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.
3/ Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có chức năng gần giống chức năng của sản phẩm mà DN đang cung cấp. Sản phẩm thay thế có tác động mạnh đến vòng đời
Người mua Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới Nguy cơ có các sản phẩm thay thế Nhà cung ứng Khả năng thương lượng của người mua Các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Sự tranh đua của các DN trong ngành Các đối thủ mới tiềm ẩn Sản phẩm thay thế Khả năng thương lượng của nhà cung ứng
sản phẩm và có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm ẩn của DN thông qua việc áp đặt mức giá trần cho các sản phẩm. Sản phẩm thay thế đáng được chú ý nhất là những sản phẩm (1) đang có xu hướng cải thiện đánh đổi giá - chất lượng với sản phẩm của ngành hoặc (2) được các Ngành có lợi nhuận cao sản xuất. Trong trường hợp thứ 2 các sản phẩm thay thế thường nhanh chóng xuất hiện nếu cạnh tranh trong các ngành đó tăng lên gây sức ép cắt giảm giá hoặc cải thiện chất lượng.
4/ Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Các nhà cung cấp có thể thể hiện sức mạnh mặc cả đối với các thành viên trong một ngành bằng cách đe doạ tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nhà cung cấp hùng mạnh có thể bằng cách nào đó vắt kiệt lợi nhuận trong một số ngành nếu ngành đó không thể tăng giá bán để bù đắp sự gia tăng chi phí đầu vào. Những điều kiện khiến cho nhà nhà cung cấp có sức mạnh mặc cả thường ngược lại với những điều kiện đem lại sức mạnh cho khách hàng
Quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp nguồn vốn sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họđối với ngành, DN. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngành.
5/ Áp lực cạnh tranh từ khách hàng mục tiêu
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động SXKD của ngành. Khách hàng gây áp lực lên giá cả, đòi hỏi chất lượng cao hơn hay nhiều dịch vụ hơn và buộc các đối thủ phải cạnh tranh với nhau - tất cả đều làm giảm lợi nhuận của ngành. Sức mạnh của mỗi nhóm khách hàng quan trọng trong ngành phụ thuộc vào nhiều đặc trưng của thị trường và tầm quan trọng tương đối của lượng mua từ ngành trong tổng thể hoạt động kinh doanh của chúng. Khách hàng được phân: (1) Khách hàng lẻ; (2) Nhà phân phối lớn. Khách hàng là một bộ phận rất quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp.