Khái niệm cạnh tranh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông cần thơ (Trang 35 - 37)

5. Cấu trúc của luận vă n:

1.4.1.1Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệm cạnh tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế thị trường.

Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh, đặc biệt là trong thế kỷ XX, một chuỗi các lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman…v.v.. Trong đó, phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter; Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh.

Theo từđiển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “Sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”4 . Theo quan điểm này, cạnh tranh được hiểu là các mối quan hệ kinh tế, ởđó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện SX, thị trường có lợi nhất.

Cạnh tranh xuất phát từ hai điều kiện cơ bản là phân công lao động xã hội và tính đa nguyên chủ thể lợi ích kinh tế, điều này làm xuất hiện các cuộc đấu tranh giành lợi ích kinh tế giữa người SX hàng hoá, cung cấp dịch vụ và các tổ chức trung gian, thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Cuộc đấu tranh này dựa trên sức mạnh về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chất lượng đội ngũ lao động, quy mô hoạt động của từng chủ thể. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, với người SXKD là lợi nhuận và với người tiêu dùng là tiện ích tiêu dùng5.

Theo Michael Porter (1980), cạnh tranh là giành lấy thị phần; bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu, dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nổ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình.

Như vậy, cạnh tranh được hiểu một cách khái quát chung nhất là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thểđang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có thể thay thế lẫn nhau nhằm

4 Competition commission of India (April 2012) 5 Từđiển Bách khoa (1995), NXB Bách khoa Hà Nội

chiếm lĩnh thị phần và tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông cần thơ (Trang 35 - 37)