Năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông cần thơ (Trang 38 - 42)

5. Cấu trúc của luận vă n:

1.4.1.4Năng lực cạnh tranh

a. Phân bit các khái nim

Khái nim năng lc cnh tranh:

Theo WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu thì năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà DN có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của DN, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 03 cấp:

(1)Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền KT đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định KT-XH.

(2)Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị

phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó có được.

(3)Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó. Nó dựa vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụđó.

Khái nim kh năng cnh tranh:

Một chuỗi các khái niệm về khả năng cạnh tranh của các tác giả nghiên cứu cho rằng khả năng cạnh tranh là khả năng có thể sản xuất ra sản phẩm sản phẩm với chi phí phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường (Fafchams); khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định (Randall).

(Dunning và một các tác giả) cho rằng khả năng cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó; trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường đồng thời duy trì được thu nhập của mình.

Có thể thấy rằng các quan điểm đứng trên góc độ khác nhau nhưng chung quy lại đều nói đến việc chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận.

Tóm lại, có thể khái quát khả năng cạnh tranh của DN là việc huy động, sử dụng có hiệu quả các năng lực của DN, biến chúng thành lợi thế cạnh tranh và sử dụng chúng như những công cụ nhằm đạt được vị thế cạnh tranh nhất định.

Khái nim v li thế cnh tranh

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng mà các DN kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một sốưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều DN có được “Quyền lực thị trường” để thành công. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp.

Thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith)cho rằng: Lợi thế cạnh tranh dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối về năng suất lao động cao, có nghĩa là chi phí sản xuất giảm, muốn tăng năng suất lao động thì phải phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất.

Thuyết lợi thế tương đối (David Ricardo): lợi thế cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối mà còn phụ thuộc vào lợi thế tương đối, tức lợi thế so sánh và nhân tố quyết định vẫn là chi phí SX nhưng mang tính tương đối7.

Michael Porter (1985) thì cho rằng : lợi thế cạnh tranh trước hết dựa vào Năng lực duy trì một chi phí sản xuất thấp và sau đó dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật.

Theo đó, lợi thế cạnh tranh được hiểu là các đặc điểm/ và các biến số của sản phẩm, nhãn hiệu mà nhờ chúng DN có thể tạo ra một số tính nội trội hơn, ưu việt hơn so với những người cạnh tranh trực tiếp. Theo Michael E. Porter ( quyển Lợi thế cạnh tranh, DT Books & NXB Trẻ), lợi thế cạnh tranh biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ mô trở thành một cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong – một phần quan trọng của tư tưởng kinh doanh quốc tế hiện nay. Cấu trúc mạnh mẽđó cung cấp những công cụ hữu hiệu để hiểu được ảnh hưởng của chi phí và vị thế tương đối về chi phí của công ty. Michael E. Porter cũng đã chỉ rõ lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của nhà cung cấp và cả các hoạt động của khách hàng nữa.

Vì vậy, lợi thế cạnh tranh càng nhiều thì khả năng cạnh tranh của DN càng mạnh, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng bền vững. Theo Michael E.Porter lợi thế cạnh tranh được biểu hiện trên hai phương diện: (1) Phí tổn thấp, từđó định ra giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh; (2) Tạo ra sự khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh,

sự khác biệt hóa ở đây có thể là chất lượng sản phẩm, hình thức bao bì, màu sắc sản phẩm, các chương trình chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi.

Khái nim năng lc cnh tranh trong lĩnh vc vin thông:

Khi nói đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không thể không bàn tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do DN cung cấp. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN. Như vậy, người ta thường phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. Nhưng nếu trên cùng một thị trường, có thể nói năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai khái niệm rất gần với nhau.

Viễn thông cũng như các loại hình DN kinh doanh sản phẩm và dịch vụ khác mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Do vậy, cạnh tranh trong viễn thông cũng là sự tranh đua, giành giật khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà DN có đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có sựđặc trưng riêng của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tạo nên lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận DN, tạo được uy tín và vị thế trên thương trường.

Khái niệm năng lực cạnh tranh của DN viễn thông có thể được tạm hiểu như sau: “Năng lực cạnh tranh của một DN viễn thông là khả năng tạo ra, duy trì và phát triển liên tục những lợi thế nhằm tối đa hoá lợi ích trên cơ sở mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình ngành đồng thời đảm bảo được sự hoạt động KD an toàn, có khả năng chống đỡ rủi ro cao và vượt qua những biến động bất lợi”. Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của một DN viễn thông là khả năng sử dụng các nguồn lực bên trong và khai thác các yếu tố tác động bên ngoài để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN thông qua việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng tối đa yêu cầu hợp lý của khách hàng, từđó duy trì, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận.

Từ việc phân tích các khái niệm trên, có thể xem xét đến tính đặc thù của sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của VNPT như sau: “Tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT trong điều kiện hiện nay, là việc VNPT tận dụng các lợi thế so sánh, đặc biệt là tận dụng các lợi thế khác biệt của một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của VNPT trong điều kiện hiện nay để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT” 8.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông cần thơ (Trang 38 - 42)