Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông cần thơ (Trang 55 - 61)

5. Cấu trúc của luận vă n:

1.5.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

1.5.2.1 Chn vùng nghiên cu

Đề tài đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VNPT Cần thơ, đánh giá năng lực của đối thủ cạnh tranh, sự hài lòng của khách hàng và đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Cần Thơ. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên để thực hiện đề tài này tác giả chọn Viễn Thông Cần Thơ và 02 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ là Viettel và FPT.

1.5.2.2 Đối tượng nghiên cu

chính, chính sách luật pháp và quy định trong nội bộ VNPT Cần Thơ cũng như những doanh nghiệp khác cùng kinh doanh trong ngành viễn thông trên địa bàn.

1.5.2.3 Phương pháp thu thp s liu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: từ Sở thông tin và truyền thông Cần Thơ, Viettel, FPT, Cục thống kê thanh phố Cần Thơ, các tạp chí chuyên ngành trong 4 năm từ 2009 đến 2012.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: từ các cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng cần nghiên cứu. Thông tin sơ cấp được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để phỏng vấn trực tiếp khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn.

Bảng câu hỏi được thiết kế để xác định được các khía cạnh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông từ phía khách hàng gồm các yếu tố sau: (1) hình ảnh thương hiệu của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, (2) sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, (3) giá cả của các dịch vụ viễn thông, (4) phong cách phục vụ khách hàng, và (5) sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch với các doanh nghiệp viễn thông.

Thang đo các mức độ theo các tiêu chí mong đợi, cảm nhận và mức độ quan trọng theo đánh giá của khách hàng đối với các dịch vụ viễn thông cụ thể sau đây:

+ Tiêu chí cảm nhận: đánh giá cảm nhận của khách hàng khi đến giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong đó, nếu chọn số 1 là “kém”, số 2 là “trung bình”, số 3 là “tốt”.

+ Tiêu chí mức độ quan trọng: đánh giá của khách hàng điểm nào là quan trọng nhất hoặc không quan trọng đối với một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Số 1 là “quan trong”, số 2 là “trung bình”, số 3 là “quan trọng”.

Mu điu tra: Số mẫu hợp lệđiều tra được từ khách hàng là 120 mẫu. Các

thông tin cơ bản được phân tích từ kết quả của các mẫu điều tra thể hiện như sau:

Bng 1.3: S lượng mu điu tra STT Ch tiêu S mu T l % 1 Cá nhân 90 75 2 Doanh nghiệp 30 25 Tng 120 100.0 Ngun: S liu điu tra thc tế ca tác gi năm 2012

Kết quả thông tin mẫu cho thấy trong 120 bản phỏng vấn hoàn tất có 90 mẫu là khách hàng cá nhân, chiếm 75% và 30 mẫu là khách hàng DN chiếm 25%. Mục đích của việc điều tra là tìm hiểu đánh giá của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông của VNPT Cần Thơ, nhằm xác định điểm mạnh điểm yếu của VNPT trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

1.5.2.4 Phương pháp phân tích s liu

a. Đối vi mc tiêu th 1: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Viễn

Thông Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng cách tập hợp các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê bằng phương pháp phân tích tần số. Từ mô hình Kim cương của M. Porter rút ra những điểm nổi bậc của 5 yếu tố Thị trường - Sản phẩm - Vốn và năng lực tài chính - Nguồn nhân lực – Công Nghệ để nhận định đaán giá Năng lực cạnh tranh của VNPT Cần Thơ:

Phương pháp phân tích các yếu t cu thành năng lc cnh tranh:

Sử dụng phương pháp phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN để so sánh năng lực cạnh tranh của VNPT Cần Thơ với một số đối thủ cạnh tranh trên địa bàn; các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN:

- V th trường: Tốc độ phát triển doanh thu; đánh giá thị trường hoạt động; mạng lưới phân phối; sự liên kết hợp tác giữa các DN; hoạt động nghiên cứu thị trường; việc xây dựng thương hiệu

- V sn phm: Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ; qui mô, chủng loại; giá bán; mức độđáp ứng nhu cầu khách hàng; dịch vụđi kèm.

- V vn và năng lc tài chính: Qui mô vốn; cơ cấu nguồn vốn; khả năng

tiếp cận tín dụng; các chỉ số tài chính doanh nghiệp; chi phí đơn vị sản phẩm

- V công ngh: Hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị; hiệu suất khai

thác thiết bị; việc đầu tư cho CNTT; hiện trạng công nghệ đang ứng dụng (lạc hậu hay hiện đại); khả năng quản lý và ứng dụng KHKT ở mức độ nào; nhận thức của DN về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc đào tạo, tập huấn; thuận lợi, khó khăn của DN trong việc tiếp cận công nghệ mới; nguồn cung cấp cho DN.

- Ngun nhân lc: Trình độ học vấn và kinh nghiệm quản lý của Lãnh đạo;

trình độ học vấn và tay nghề của người lao động; tác phong làm việc; thu nhập của người lao động; năng suất lao động

Phương pháp phân tích các yếu t cu thành năng lc cnh tranh ca

doanh nghip:

Coi năng lực canh tranh của DN là một hệ phương trình phụ thuộc vào nhiều biến số. Các biến số chính là các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của DN bao gồm: các biến số về nguồn lực và năng lực quản trị chiến lược. Khi đó công thức để tính giá trị năng lực canh tranh của DN như sau:

F(b)= ai x bi (i=1-n)

Trong đó:

F(b) là biểu hiện giá trị chỉ số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

ai là các hệ số thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của DN.

bi là biến số biểu hiện thay đổi năng lực cạnh tranh. Giá trị bi là giá trị của các số thành phần tạo nên giá trị chỉ số năng lực cạnh tranh.

Các chỉ số thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là các tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các tiêu chí này gồm 05 nhóm chính: (1) Thị trường, (2) Sản phẩm, (3) Vốn và năng lực tài chính, (4) Công nghệ, (5) Nguồn nhân lực.

Bng1.4: Các ch s thành phn đánh giá năng lc cnh tranh ca doanh nghip

Nhóm ch sCác ch s thành phn

(1)Th trường

Thị trường hoạt động Tăng trưởng doanh thu Hệ thống phân phối Thị phần Nghiên cứu thị trường Liên kết hợp tác Hình ảnh thương hiệu (2)Sn phm Qui mô sản phẩm Cạnh tranh về giá Chất lượng sản phẩm (3)Vn và năng lc tài chính Qui mô vốn Cơ cấu vốn Khả năng tiếp cận vốn

Hiệu quả tài chính Chi phí đơn vị sản phẩm (4)Công nghệ Hiệu suất máy móc Tuổi thọ máy móc Đổi mới công nghệ Hiện trạng công nghệ Nhận thức vài trò công nghệ Quản lý công nghệ (5)Ngun nhân lc Trình độ giám đốc Kinh nghiệm lãnh đạo Trình độ lao động

Tác phong người lao động Thu nhập lao động

Năng suất lao động

Phương pháp xác định các chỉ số thành phần: Phương pháp này được thực hiện thông qua lập các phiếu lấy ý kiến chuyên gia đánh giá năng lực canh tranh DN, bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Xác định ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó phải xác định cụ thể các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh, mức độ thực hiện cạnh tranh tương đối so với đối thủ cạnh tranh và tầm quan trọng của các chỉ số.

Bước 2: Thống kê ý kiến của các chuyên gia, các điểm số đánh giá tương ứng với các mức độ thực hiện tương đối. Trọng số của mỗi chỉ sốđược xác định bằng điểm số tầm quan trọng của chỉ sốđó so với tổng số điểm. Xác định giá trị cho từng nhóm chỉ số theo các chỉ số thành phần.

Bước 3: Xác định chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp của DN. Trong đó thể hiện được điểm sốđánh giá và tầm quan trọng theo nhóm chỉ số quan trọng đo lường năng lực cạnh tranh.

b. Đối vi mc tiêu th 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của Viễn Thông Cần Thơ.

Phân tích môi trường vi mô: Thông qua phân tích năm nguồn áp lực của M.Porter

Phân tích môi trường vĩ mô: Tác giả sử dụng phương pháp PEST

Phân tích PEST là một phương thức đơn giản nhưng rất quan trọng và đang được áp dụng rộng rãi, sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về tình hình Chính trị (P), Kinh tế (E), Văn hóa xã hội (S), và môi trường công nghệ (T) tại địa phương bạn đang hoạt động kinh doanh. Những nhà lãnh đạo kinh doanh trên toàn thế giới sử dụng phương pháp phân tích PEST nhằm xây dựng mục tiêu tương lai cho doanh nghiệp của mình.

b. Đối vi mc tiêu th 3:

(1) Sử dụng kết quả nghiên cứu ở mục tiêu thứ nhất và mục tiêu thứ hai

(2) Phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness) trong hiện tại, cơ hội (Opportnity) và thách thức (Threat) trong tương lai.

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở mục tiêu thứ nhất, mục tiêu thứ hai và kết quả phân tích ma trận SWOT tác giả đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Viễn Thông Cần Thơ

Tóm tt Chương 1:

Trong chương 1 đã tổng quan lịch sử hình thành, phát triển và tình hoạt động của VNPT Cần Thơ. Bên cạnh đó tác giả cũng đã phân tích sơ lược môi trường hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ; tổng quan về các sản phẩm, dịch vụ của một vài doanh nghiệp viễn thông tiêu biểu đang cung cấp và phân chia thị phần của mỗi doanh nghiệp. Lược khảo các nghiên cứu trước đây về năng lực cạnh tranh, sự hài lòng khách hang, khái quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp viễn thông nói riêng, những tiêu chí đểđánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông dựa trên chính những đặc điểm của các doanh nghiệp viễn thông và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông. Những cơ sở lý luận này là tiền đềđể phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Cần Thơ trong chương 2.

Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày một số phương pháp phân tích giải quyết các mục tiêu đề ra trong đề tài như thống kê mô tả, so sánh, phân tích hệ số tài chính, phân tích môi trường cạnh tranh thông qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng của VNPT Cần Thơ với 120 mẫu ngẫu nhiên.

Chương 2

THC TRNG NĂNG LC CNH TRNH VIN THÔNG CN THƠ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông cần thơ (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)