5. Cấu trúc của luận vă n:
3.2.3 Nhóm giải pháp khác
Tiếp tục chú trọng củng cố phát triển các dịch vụ cốđịnh và di động, ngoài ra, VNPT Cần Thơ cần phải đẩy nhanh, tạo sự đột phá trong việc phát triển các dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng, phát triển dịch vụ Internet băng rộng, dịch vụ MyTV,... Các dịch vụ này đem lại doanh thu cao trong bối cảnh các dịch vụ truyền thống đang có tốc độ tăng trưởng chậm. Kiến nghị với Tập đoàn VNPT phát triển hạ tầng mạng để đảm bảo khả năng đáp ứng cho số lượng thuê bao lớn. Tăng cường đổi mới công nghệ để tích hợp các dịch vụ phù hợp. Đồng thời định hướng khách hàng chuyển đổi sử dụng các dịch vụ viễn thông trong mạng của VNPT một cách dễ dàng.
► Giải pháp về quy trình, hệ thống quản lý
- Đơn giản hoá các thủ tục trong giao dịch; tối ưu hoá tiện ích công nghệ thông tin trong việc sàng lọc, cung cấp số liệu báo cáo phục vụ quá trình ra quyết định.
- Nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý, tổ chức điều hành linh hoạt và chủđộng, đảm bảo mỗi việc đều có người chịu trách nhiệm.
- Nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của chuyên viên trong việc thực hiện các nhiệm vụđược giao.
►Giải pháp về nguồn vốn
- Tiếp tục khai thác và duy trì nguồn vốn từ Tập đoàn. Vì đây là nguồn vốn ổn định và đảm bảo duy trì tốt cho hoạt động kinh doanh của VNPT Cần Thơ.
- Kiên định với mục tiêu, định hướng kinh doanh mà Ban lãnh đạo VNPT đã đề ra, uyển chuyển cho phù hợp với những biến động của tình kinh tế xã hội.
Tóm tắt chương 3: Trong chương này, tác giả tóm tắt định hướng phát triển
của Tp. Cần Thơ, mục tiêu và chiến lược phát triển của VNPT trong giai đoạn tới; đồng thời phân tích điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức, những hạn chế còn tồn tại của VNPT Cần Thơđể từđó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giúp cho VNPT Cần Thơ nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động KD trong thời gian tới. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, VNPT Cần Thơ cần thiết phải thực hiện một số các giải pháp như: (1)Phát huy nội lực và không ngừng đổi mới công tác quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn 2012-2020; (2) Nâng cao năng lực quản lý và điều hành; (3) Đổi mới và nâng cao năng lực Nghiên cứu và Phát triển (R&D); (4) Phát triển nguồn nhân lực; (5) Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ của các dịch vụ hiện có; (6) Nâng cao năng lực Marketing của chi nhánh; và (7) Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu của Luận Văn đã đạt được những nội dung sau:
(1) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và một số chỉ tiêu, phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông.
(2) Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Cần Thơ trong thời gian qua trong đó đặc biệt nêu bật các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Cần Thơ trong thời gian qua có so sánh một số chỉ tiêu chính đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT Cần Thơ với các đối thủ cạnh tranh chính.
(3) Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Cần Thơ, trong đó đặc biệt chú ý đến các giải pháp: (1) Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh; (2) Tích cực đào tạo phát triển nguồn nhân lực; (3) Tập trung phát triển các loại hình kinh doanh chính hiện có; (4) Nâng cao năng lực Marketing của chi nhánh; (5) Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng; và (6) Vận dụng chính sách giá cước của Tập Đoàn VNPT linh hoạt và sáng tạo.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tích cực nghiên cứu tài liệu, tiếp thu những kiến thức mới và tham khảo một số tài liệu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kiến nghị