Tình hình nghiên cứu trong nước:

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông cần thơ (Trang 31 - 35)

5. Cấu trúc của luận vă n:

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước:

Trần Thị Anh Thư (2012), Tăng cường năng lc cnh tranh ca Tp đoàn

Bưu chính Vin thông Vit Nam trong điu kin Vit Nam là thành viên ca T

chc thương mi thế gii (WTO) [22a], nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương

pháp thống kê, phân tích các nhân tố theo mô hình Kim cương, Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter và đề xuất các giải pháp. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng VNPT cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý điều hành, đổi mới và nâng cao năng lực R&D, nâng cao nội lực hiệu quả năng lực tài chính để nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường hiện nay.

Nghiên cứu thực hiện thông qua việc điều tra bằng 5 mẫu phiếu với số lượng là 400 phiếu chủ yếu là điều tra các đối tượng là nhà quản lý, lãnh đạo, cán bộ cao cấp của VNPT, Viettel và EVN trên toàn quốc; đề tài chưa khảo sát hết những đối tượng

khách hàng cần thiết, cũng như các cán bộ trực tiếp trong các bộ phận như tài chính, bán hàng, cán bộ kỹ thuật; hơn nữa với mạng lưới bao phủ khắp cả nước hơn 10 vạn cán bộ công nhân viên thì việc điều tra cở mẫu trên là còn khá ít, có thể tác giả chưa khảo sát hết những nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT.

VNCI (2005), Nghiên cu v cnh tranh ngành vin thông Vit Nam [18a], Báo cáo Nghiên cứu Chính sách số 3 thuộc Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam. Báo cáo giới thiệu tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam, những đổi mới trong cơ chế chính sách của Nhà nước thời gian qua đã tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển, thúc đẩy ngành tăng trưởng nhanh. Báo cáo cũng cho biết kết quả khảo sát thị trường những người sử dụng viễn thông về các loại hình dịch vụ, chất lượng và giá cả dịch vụ. Kết quả cho thấy việc nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ sẽ làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được cải thiện, doanh thu và tổng thu nhập cao hơn một cách đáng kể, lợi nhuận được cải thiện và mức độ đổi mới gia tăng. Tuy nhiên, cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ phân tích các số liệu hiện trạng về ngành viễn thông và thiết lập báo cáo, gợi ý đề xuất các giải pháp mang tính tổng thể cho các doanh nghiệp viễn thông; tác giả chưa phân tích sâu cũng như chưa đánh giá được hết các yếu tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hiện nay.

Lê Thế Giới & Nguyễn Minh Duẫn (2007), Nâng cao năng lc cnh tranh

ca VMS-MOBIFONE trên th trường thông tin di động [11a]. Nghiên cứu đã phân

tích các yếu tố cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông nói chung và thông tin di động nói riêng, trong đó nhấn mạnh chất lượng, dung lượng mạng lưới viễn thông, khả năng làm cho dịch vụ có tính riêng biệt và vấn đề nghiên cứu, phát triển, triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông như là các điểm mấu chốt quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất Mô hình chuyển đổi chiến lược gồm 05 thành phần đó là (1) Phát triển vùng Phủ sóng, (2) Tập trung dịch vụ thoại, (3) Phát triển các dịch vụ tiện ích cơ bản, (4) Nâng cao chất lượng mạng lưới, (5) Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng; tác giả cũng đã đề ra các giải pháp và chính sách nhằm cải thiện chất lượng, dung lượng mạng lưới và phát triển nhiều dịch vụ gia tăng giá trị. Bài viết khẳng định để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp viễn thông cần tranh thủ cơ hội thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Muốn làm được điều đó thì việc không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng là một vũ khí hữu hiệu trong tay các doanh nghiệp. Do

thời điểm tác giả nghiên cứu ( năm 2007) đến nay toàn ngành viễn thông đã có nhiều chuyển biến đáng kể, mô hình chuyển đổi chiến lược trên không còn phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam hiện nay.

Bùi Thị Vân Anh (2011), Gii pháp nâng cao năng lc cnh tranh ca

Tng công ty Tài chính c phn Du khí Vit Nam chi nhánh Cn Thơ [6a], tác

giảđã phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của PVFC Cần Thơ bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp các phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh như năng lực về tài chính, năng lực hoạt động, năng lực quản trị điều hành, năng lực công nghệ thông tin; bên cạnh đó, tác giả sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter, mô hình hồi quy để phân tích đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của PVFC Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, PVFC Cần Thơ được đánh giá cao về phong cách phục vụ, giá cả sản phẩm dịch vụ cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực cao, khả năng hoạt động tốt. Tuy nhiên, PVFC Cần Thơ cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh như tiềm lực tài chính chưa cao so với đối thủ, sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ, thị phần, kênh phân phối, hình ảnh thương hiệu….

Ngô Thị Phương Anh (2012) Nâng cao năng lc cnh tranh trong cung cp

dch v Bưu chính chuyn phát ca VNPost [16a]. Tác giả chủ yếu đánh giá trên các

chỉ tiêu như khả năng tài chính, mạng lưới phân phối và tiếp nhận dịch vụ, khả năng điều hành quản lý doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu, lực lượng lao động hiện tại và yếu tố công nghệ. Theo đó, VNPost cần nhanh chóng tái cơ cấu lại lực lượng lao động, khai thác tốt lợi thế về thương hiệu cũng như tăng cường hoạt động của mạng lưới phân phối nhằm gia năng năng lực cạnh tranh, tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tác giả cũng chỉ mới dừng lại việc phân tích các số liệu sẳn có, công cụ truyền thống là ma trận SWOT, và phân tích kinh nghiệm do vậy các giải pháp đề xuất chưa mang tình khả thi cao. Hơn nữa việc thu thập số liệu và phân tích chủ yếu ở khu vực phía Bắc, và thành phố HCM, vì vậy có thể còn những yếu tố khác mà đề tài chưa thu thập được.

+ Tài liu có liên quan khác:

Phạm Đức Kỳ (2007) Nghiên cu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung

H Chí Minh [17a]; cung cấp thông tin giúp cho việc hoạch định chính sách sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên viễn thông đồng thời giúp các nhà cung cấp dịch vụ thị trường di động xây dựng chiến lược tiếp thị phòng thủ hiệu quả theo định hướng khách hàng.

Trong mô hình này, chất lượng dịch vụ gồm 05 thành phần: chất lượng cuộc gọi, cấu trúc giá cước, dịch vụ gia tăng, sự thuận tiện và dịch vụ khách hàng. Rào cản chuyển mạng gồm 03 thành phần: Chi phí chuyển mạng (tổn thất phát sinh khi chuyển mạng, chi phí thích nghi mạng mới, chi phí gia nhập mạng mới); Sự hấp dẫn của mạng khác, và Quan hệ khách hàng.

Nghiên cứu của Kỳ (2007) đã tiến hành khảo sát định lượng tại khu vực TP.HCM từ tháng 03/2006 đến 05/2006, đối tượng chọn mẫu là khách hàng các mạng di động MobiFone, VinaPhone, S-Fone và Viettel, sử dụng dịch vụ 6 tháng trở lên, tiến hành phỏng vấn khách hàng tại các khu vực Quận, Huyện theo tỷ lệ dân cư hợp lý. Phương pháp lấy mẫu phi xác suất có phân tổ theo giới tính (nam-58%, nữ-42%), 5 nhóm độ tuổi (18-24, 25-34, 35-44, 45-54, 55-64), thị phần thuê bao các mạng (Mobifone- 52.8%, VinaPhone-21%, S-Fone 5.9%, Viettel-20.3%), trong mỗi mạng lại chia theo tỷ lệ thuê bao trả trước và thuê bao trả sau (MobiFone-70/30, VinaPhone- 80/20, S-Fone-60/40, Viettel-65/35). Mô hình đo lường gồm 52 biến quan sát, theo quy tắc tối thiểu là: 5 x 3 = 15 mẫu cho một biến đo lường (Bentle & Chou, 1987), do đó số mẫu tính toán ban đầu là: 52 x 15 = 780, sau khi phát hành 1.170 mẫu, kết quả thu được 917 mẫu hợp lệ.

Đóng góp của nghiên cứu này là xây dựng mô hình lý thuyết, kiểm định các giả thuyết và cung cấp một thang đo mới trong lĩnh vực thị trường di động tại Việt Nam, lượng hoá cường độ tác động của các yếu tố thành phần, trong đó đáng chú ý là: thành phần chất lượng dịch vụ vẫn đóng vai trò quan trọng (0.4) so với giá cước (0.23) và dịch vụ khách hàng (0.11); Sự thuận tiện tác động trực tiếp lên Sự trung thành mà không thông qua sự thoả mãn, Sự hấp dẫn của mạng khác có tác động tiêu cực đến cả sự thoả mãn và sự trung thành của khách hàng mạng hiện tại; Tác động của nhân tố sự thoả mãn chiếm 79% so với rào cản chuyển mạng chiếm 21% lên sự trung thành.

Lê Thị Diễm (2009) đã Nghiên cu s hài lòng ca khách hàng đối vi dch

vụ đin thoi vô tuyến cố định ti Thành ph Cn Thơ [11a]. Tác giả đã sử dụng

tuyến cốđịnh của 3 nhà cung cấp đó là VNPT, Viettel và EVN trên địa bàn thành phố Cần Thơ, gồm 5 thành phần với 23 biến quan sát cấu thành đặc trưng của dịch vụ như: (1) chất lượng cuộc gọi gồm 4 biến quan sát, (2) cấu trúc giá gồm 4 biến quan sát, (3) dịch vụ gia tăng gồm 4 biến quan sát, (4) mức độ thuận tiện gồm 5 biến quan sát và (5) sự phục vụ khách hàng với 6 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụđiện thoại di động là giá cước, sự thuận tiện cho khách hàng và sự phục vụ khách hàng. Qua đó cho thấy các nhà khai thác còn phải đầu tư khá nhiều để nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ.

Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin tham khảo có ích đối với chi nhánh kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Cần Thơ nói riêng và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn nhiều mặt hạn chế như việc chọn cỡ mẫu và phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung ở quận Ninh Kiều. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu một vài nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng nhưng có thể còn một vài nhân tố khác mà đề tài chưa khảo sát hết.

Qua kết qu lược kho tài liu tác gi rút ra được mt s ni dung mà các nghiên cu trước đây đã đạt được:

Các nghiên cứu đã mô tả thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp (doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp tài chính dầu khí, VNPost, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam,….) và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng như nước ngoài. Các nghiên cứu cũng đã phân tích các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; đồng thời, đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Từ đó, các nghiên cứu cũng đã đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông cần thơ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)