Kích thước mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức tại thị xã hà tiên (Trang 61 - 63)

6. Kết cấu của đề tài

3.4.Kích thước mẫu nghiên cứu

Trên thực tế kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác càng cao, tuy nhiên việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được. Luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố, mà theo Gorsuch (1983) phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát, còn Hatcher (1994) cho rằng số quan sát nên lớn hơn 5 lần số biến. Theo thang đo các nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn ở trên ta có 37 quan sát như vậy số biến cần thiết tối thiểu phải là: 5 x 37 = 185.

Tuy nhiên với lý do hiện tổng số lượng công chức của theo điều tra thống kê của tác giả là các phòng ban chuyên môn và các UBND các xã phường có 186 công chức nên tác giả sẽ điều tra tất cả số lượng này. Như vậy tổng mẫu trong nghiên cứu này là 186 mẫu, hoàn toàn phù hợp.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, đánh giá các thang đo về mô hình lý thuyết và các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của toàn bộ công chức Hà Tiên. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu là n=186. Thang đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động gồm 37 mục hỏi trong 7 yếu tố và một yếu tố “sự thỏa mãn chung” được xem là yếu tố kết quả về sự thỏa mãn của người lao động đối với công việc. Chương tiếp theo sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và trình bày các kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu.

Chương này nhằm mục đích giới thiệu nghiên cứu định lượng sử dụng để đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu; đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đề ra, dùng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá các thang đo, và thực hiện một số kiểm định mô hình nghiên cứu. Chương này bao gồm: mô tả mẫu; làm sạch và xử lý dữ liệu; đánh giá thang đo; phân tích nhân tố, điều chỉnh mô hình nghiên cứu; phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính; phân tích ANOVA cũng như các kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis; và thống kê mô tả đánh giá các thang đo sau hồi qui.

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức tại thị xã hà tiên (Trang 61 - 63)