6. Kết cấu của đề tài
5.4.1. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của thu nhập
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy sự thỏa mãn đối với thu nhập là nhân tố ảnh hưởng mạnh chỉ sau nhân tố hành vi lãnh đạo hay có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp tăng sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức. Quan trọng hơn là giá trị thỏa mãn của nhân tố này đang ở mức thấp nhất (2.81) so với sự thỏa mãn công việc của các nhân tố khác. Do đó, cần ưu tiên trong việc xây dựng các chính sách tiền lương, trợ cấp, khen thưởng hợp lý. Hiện nay hệ thống thang lương của nhà nước còn mang tính cào bằng, không gắn tiền lương, thưởng với kết quả làm việc của người lao động. Để kích thích lao động của bằng công cụ tiền lương, ta phải giải quyết những vấn đề sau:
- Công chức hành chính nhà nước là những người làm việc có chức năng quản lý, thực thi công vụ với tính chất lao động rất đặc biệt, đòi hỏi trình độ cao, lao động trí tuệ là chủ yếu và có phạm vi ảnh hưởng rộng, trách nhiệm chính trị rất cao. Nguồn tiền lương trả cho công chức là từ ngân sách nhà nước theo một chính sách do nhà nước quy định. Chức năng, nhiệm vụ của công chức là thực thi công vụ được phân công trong hệ thống hành chính nhà nước. Do đó, tiền lương của công chức phải được trả theo vị trí công việc trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh công chức và hiệu quả thực thi công vụ. Tiền lương trả cho công chức phải được tính đúng, tính đủ chí phí lao động và chú ý đến đặc điểm đặc thù của lao động công chức. Nếu không thỏa mãn về thu nhập sẽ dẫn đế tiêu cực, tham nhũng, làm chảy máu chất chảy máu chất xám từ khu vực hành chính nhà nước ra khu
vực thị trường, nơi có tiền lương và thu nhập cao hơn.
- Để đảm bảo việc phân phối thu nhập được công bằng cần phải so sánh một cách toàn diện thu nhập của lao động công chức với lao động khu vực thị trường, đánh giá đúng vị trí và vai trò của từng người lao động trong tổ chức để xác định mức thu nhập phù hợp cho từng người lao động. Để đảm bảo việc phân phối thu nhập được công bằng, trước hết cần phải tham khảo, xem xét, so sánh thu nhập của người lao động mình với người lao động ở các doanh nghiệp khác ngoài hệ thống nhà nước, đánh giá đúng vị trí và vai trò của từng người lao động trong tổ chức để xác định mức thu nhập phù hợp cho từng người lao động. Để tạo được sự công bằng, các cơ quan chức năng cần có bảng mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể, giúp từng người lao động thấy được vị trí, vai trò và đóng góp của mình cũng như của thành viên khác vì theo John Stacey Adams (1963) “những nhân viên nhận thức được bản thân mình đã nhận được sự không công bằng sẽ cố gắng để giảm sự bất bình đẳng bằng cách trực tiếp làm thay đổi các yếu tố đầu vào các kết quả đầu ra” điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Như đã trình bày, tiền lương của cán bộ công chức, viên chức chưa bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức sống chủ yếu bằng tiền lương; thu nhập ngoài lương lớn, là một trong những nguyên nhân của tiêu cực, tham nhũng. Tiền lương chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến. Tiền lương thấp không kích thích được cán bộ, công chức gắn bó với nhà nước, không thu hút được nhân tài; ngược lại, người làm việc giỏi, người có tài bỏ khu vực nhà nước ra làm việc cho khu vực
ngoài nhà nước, nơi có tiền lương và thu nhập cao, có xu hướng tăng. Theo Maslow thì đây là nhu cầu tồn tại, là nhu cầu thấp nhất trong hệ thống cấp bậc nhu cầu Maslow, là nhu cầu cần được đáp ứng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, phải có chính sách phân phối tiền lương khu vực này hợp lý trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương khu vực thị trường, đặc biệt phải có chính sách thu hút và giữ nhân tài cho khu vực hành chính nhà nước bằng chính sách tiền lương như sau:
- Đổi mới cơ chế phân phối tiền lương và thu nhập khu vực hành chính nhà nước theo hướng bảo đảm tiền lương là thu nhập chính của cán bộ, công chức; trao quyền cho người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức trong việc tuyển dụng và trả lương theo vị trí công việc, tiêu chuẩn chức danh và hiệu suất công tác; gắn việc trả lương với tinh giảm bộ máy, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Để giải quyết thu nhập cho người lao động trong khu vực nhà nước ta phải quan tâm đến việc làm thế nào để có nguồn ngân sách chi lương. Đây thực sự là một vấn đề khó tìm ra được giải pháp tối ưu trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cơ bản ta phải cắt giảm tối đa số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tinh giảm biên chế, đảm bảo nền hành chính công vụ gọn nhẹ. Lựa chọn người quản lý thông qua thi tuyển nhằm đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
- Để tạo nguồn thu cho ngân sách, cần hoàn thiện hệ thống thu thuế trong đó chú trọng đến những cá nhân và tổ chức có thu nhập cao trong xã hội đặt biệt những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như ca sĩ, người mẫu...Hàng năm ngân sách bị thất thoát một nguồn thu lớn do các hành vi trốn thuế của các cá nhân, tổ chức có thu nhập cao.
- Giải pháp quan trọng khác là chính phủ cần phải xem xét các khoản chi tiêu công nhằm tránh tình trạng thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước, đặt biệt là thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản.