Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức tại thị xã hà tiên (Trang 55 - 56)

6. Kết cấu của đề tài

3.3. Xây dựng thang đo

Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn công việc của nhân viên, dựa vào nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc Châu Văn Toàn, người đã dùng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động ở bảy nhân tố gồm thu nhập, đào tạo thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi công ty. Nghiên cứu này cơ bản cũng được sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Tuy nhiên, một số nhân tố được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với công chức tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thị xã Hà Tiên.

Thang đo ban đầu bao gồm hầu như toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa

mãn, cũng như đã được giới nghiên cứu khoa học thừa nhận là thang đo phù hợp nhất để

đo lường sự thỏa mãn người lao động (Phụ lục 1).

Kế thừa từ sáu nhân tố theo nghiên cứu của Châu Văn Toàn (2009) là “thu nhập”,

“đào tạo thăng tiến”, “cấp trên”, “đồng nghiệp”, “đặc điểm công việc”, “điều kiện làm

việc”; Đồng thời kế thừa từ nghiên cứu của Ting Yuan về “Xác định các yếu tố thỏa mãn

công việc của nhân viên chính phủ liên bang” trong đó có sự thỏa mãn công việc phụ thuộc đặc điểm cá nhân bao gồm các yếu tố là tinh thần vì việc công, tuổi, giáo dục và giới tính. Do có mối tương quan về đối tượng nghiên cứu tác giả đã bổ sung nhân tố ”tinh thần vì việc công” cho nghiên cứu này nhằm phù hợp với đối tượng nghiên cứu là công

chức nhà nước. Ngoài ra tác giả đã kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kim Dung vềMối

quan hệ giữa uy tín lãnh đạo, mức độ thỏa mãn trong công việc và gắn kết đối với tổ chức

của nhân viêntừ đó đưa thêm chỉ số “Uy tín của lãnh đạo” vào trong nhân tố Hành vi

lãnh đạo để nghiên cứu sự thỏa mãn công việc.

Để đảm bảo từ ngữ trong bảng câu hỏi phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ngoài ra do sự khác biệt cơ bản về lĩnh vực, loại hình tổ chức nên bảng câu hỏi sơ bộ

đã được điều tra và thảo luận nhóm (với n = 8): Văn phòng UBND thị xã (02), phòng nội vụ (02), UBND các xã phường (04) để hiệu chỉnh từ ngữ cho phù hợp.

Như vậy có bảy khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này. Các khái niệm này sẽ được đo lường bằng 35 biến quan sát. Những thang đo này được xây dựng trên thang đo Likert 5 cấp độ (từ rất không đồng ý đến rất đồng ý).

Bảng câu hỏi sơ bộ sẽ được điều tra và thảo luận nhóm (n=8) để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.

Một số hiệu chỉnh sau khi thảo luận nhóm và thang đo được điều chỉnh như sau:

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức tại thị xã hà tiên (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)