CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
3.8. Một số kiến nghị với Nh à nước, Bộ Tài Chính, Và Tổng Cục Thuế
3.8.1. Phối hợp đồng bộ các ban ngành
Để đảm bảo quản lý tốt thuế TNCN có phạm vi điều chỉnh rộng, li ên quan nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, thì yêu cầu đặt ra là công tác tổ chức triển khai cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, c ơ quan ban ngành các c ấp ở địa phương, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức đoàn thể quần chúng và nhân dân
Trong đó, đầu tiên là thành lập Ban chỉ đạo trung ương sẽ do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Tài Chính làm phó trư ởng ban, có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch và các biện pháp để triển khai thực hiện luật thuế TNCN. Ban chỉ đạo địa phương sẽ do một phó chủ tịch UBND cấp tỉnh làm trưởng ban, các thành viên Ban Chỉ đạo địa phương gồm: lãnh đạo Sở Tài chính, Cục thuế và các Sở, Ban, ngành có liên quan.
Cụ thể một số công việc chính, trách nhiệm của các bộ, c ơ quan và địa phương trong việc triển khai thuế TNCN
1- Cơ quan Thuế phối hợp các đơn vị chi trả thu nhập thực hiện đăng ký mã số thuế cho đơn vị và tất cả các đối tượng có thu nhập thuộc diện chịu thuế.
2- Xây dựng quy chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa c ơ quan Thuế với các cơ quan quản lý nhà đất, quản lý lao động, xuất nhập cảnh, ngân hàng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước để phục vụ công tác quản lý thuế
3- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra các biện pháp tăng c ường quản lý các hoạt động về đầu t ư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán nhằm quản lý chặt chẽ thu nhập từ các hoạt động này.
4- Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ng ành đẩy mạnh triển khai Đề án quản lý thanh toán, phát triển mạnh các hình thức thanh toán qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tiến tới không sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế.
5- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ng ành liên quan đề xuất các biện pháp cải tiến các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực t ư vấn pháp luật, dịch vụ kiểm toán, kế toán, dịch vụ thuế nhằm phát triển rộng rãi dịch vụ này và để tăng cường hỗ trợ người nộp thuế trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế đúng quy định.
6- Bộ Lao động-Thương binh và XH tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và tiền lương để kiểm soát việc chi trả lương, tiền công thực tế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh cho ng ười lao động.
7- Bộ Tài nguyên và Môi trư ờng, Bộ Xây dựng chỉ đạo việc tăng c ường quản lý lý hoạt động đăng ký, chuyển nh ượng bất động sản, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nh à, đồng thời phối hợp với c ơ quan thuế quản lý chặt chẽ giá cả và thu nhập từ việc chuyển nhượngbất động sản trên địa bàn.
8- Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, xử lý nghiêm các cá nhân thực tế có kinh doanh (bao gồm cả các cá nhân hành nghề độc lập) nhưng không có đăng ký kinh doanh theo quy đ ịnh của pháp luật.
9- Bộ Công an phối hợp với Bộ T ài Chính và các cơ quan b ảo vệ pháp luật phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế hoặc không chấp hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân…
3.8.2. Giải pháp thay đổi cơ cấu tổ chức
Việc thay đổi cơ cấu tổ chức của ngành thuế nhằm phù hợp hơn với chức năng nhiệm vụ và sự tương quan nhịp nhàng giữa các bộ phận phòng ban. Việc thay đổi nhất thiết phải kế thừa những ưu điểm của cơ cấu tổ chức cũ đồng thời khắc phục những sự trùng lắp để tiến đến có một cơ cấu tổ chức với qui trình hoàn thiện. Không nên có sự xáo trộn quá nhiều, thành lập các phòng ban không phù hợp, ban hành theo đó là một qui trình trên lý thuyết khó thực hiện. Để rồi cuối cùng sau 1 thời gian ngắn thực hiện mới nhận ra sự xoá trộn là sai lầm cần phải thay đổi c ơ cấu tổ chức lần nữa.
Quả thật điều này đã gây tâm lý bất ổn cho công chức trong ngành cũng như người nộp thuế, gây nhiều tốn kém cho xã hội…
Cụ thể, theo quan điểm bản thân em thấy cần phải xoá bỏ Phòng Quản lý thuếthu nhập cá nhân, các chức năng của phòng này sẽ do các phòng có chức năng tương tự đảm nhiệm. Nhập các Phòng Thanh tra và Phòng K iểm tra lại thành 1 loại Phòng Thanh tra- kiểm tra để dễ thực hiện việc kiểm soát và quản lý đối tượng nộp thuế. Xoá bỏ Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế, chức năng và nhiệm vụ quản lý nợ của phòng này do Phòng Kê khai và Kế toán thuế đảm nhận, riêng chức năng kiểm tra và cưỡng chế nợ thuế thì giao lại cho Phòng Thanh tra - Kiểm tra như trước đây.
Tăng cường nguồn nhân lực cho phòng tuyên tuyền, theo quy định số l ượng công chức làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế chiếm tỉ lệ 25% trong tổng số công chức ngành thuế. Nhưng hiện nay số lượng công chức làm công tác tuyên truyền tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa là 8 người trên 109 công chức. Như vậy, một người phải làm việc của hai ba người thì công tác tuyên truyền hỗ trợ không thể đ ược nâng cao nhanh chóng được. Do đó trong thời gian tới, Ban lãnh đạo cần tăng cường nhân lực có chuyên môn cao cho công tác này.
3.8.3. Chấn chỉnh công tác ban hành văn b ản pháp qui
Việc ban hành các văn bản pháp qui phải được cân nhắc kỹ lưỡng, phải có sự đi đôi kết hợp chặt chẽ với trình độ phát triển của công nghệ thông tin của n ước ta. Cụ thể nhất là phải gắn liền sự thay đổi các chính sách với các chương trình phần mềm tin học quản lý thuế, hỗ trợ k ê khai để hạn chế tốn kém trong quá trình triển khai về tiền bạc, công sức, thời gian của xã hội nói chung, của ngành thuế nói riêng.
Văn bản phải rừ ràng chặt chẽ, khắc phục triệt để cỏch hành văn đa nghĩa trỏnh gây tranh cãi, kịp thời về thời gian, đ ơn giản hoá việc thực hiện:
+ Qui định hồ sơ giảm trừ gia cảnh chỉ cần nộp bản photo các loại giấy tờ cần thiết mà không cần công chứng.
+ Mẫu đăng ký thuế TNCN chỉ thống nhất 1 mẫu 01/ĐK-TNCNtrong các trường hợp, trừ hộ kinh doanh cá thể đã có quiđịnh.
+ Nộp cho cơ quan thuế bản Photo chứng minh nhân dân không quá hạn.
+ Sớm ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất cách tính thuế TNCN đ ược miễn theo chủ trương của Quốc Hội trong 6 tháng đ ầu năm, văn bản hướng dẫn cụ thể thủ tục quyết toán thuế.
LỜI KẾT THÚC
Sau 19 năm, thuế TNCN đã trải qua 7 lần sửa đổi bổ sung, và với việc ra đời luật thuế TNCN năm 2007 đã khẳng định được vai trò vốn có. Công tác quản lý thuế TNCN cũng đã từng bước được cải thiện cho phù hợp với tình hình mới và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Các chính sách thuế đối với TNCN ở n ước ta nhìn chung phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đất nước, đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách, kiểm soát thu nhập cá nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng như bước đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng nộp thuế.
Nhìn chung, với những kết quả đạt được, Cục Thuế tỉnh Khánh Hoàđã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của Luật thuế TNCN trong năm đầu thực hiện. Bài học rút ra được là hiệu quả quản lý thuế TNCN không chỉ phụ thuộc vào hệ thống văn bản pháp luật mà cònđòi hỏi đồng thời nhiều nỗ lực khác nh ư chất lượng quản lý đăng ký thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin toàn diện và sự đảm bảo nguyên tắc thực hiện quản lý thống nhất của cán bộ thuế ở tất cả các cấp quản lý. Ngoài ra, phải đảm bảo để người nộp thuế có được hiểu biết và sự tự nguyện trong việc trả thuế TNCN, thiết lập đ ược cho họ thói quen kê khai thuế và lưu giữ sổ sách chứng từ. Trong trường hợp người nộp thuế không thực hiện các nghĩa vụ trên, cỏc hỡnh phạt phải được ỏp dụng thống nhất, rừ ràng, minh bạch ở mọi cơ quan thuế.
Những khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai sẽ nhanh chóng qua đi, những rủi ro trong quản lý sẽ được giảm thiểu, ngành thuế nói chung và Cục Thuế Khánh Hòa nói riêng sẽ thiết lập được môi trường quản lý thuế TNCN minh bạch và hiệu quả. Cơ sở của niềm tin này cònđược kiểm chứng qua kinh nghiệm của các n ước đi trước, theo đó bất cứ quốc gia nào, kể cả những nước có nền kinh tế - xã hội phát triển như Nhật Bản, úc, Mỹ... khi bắt đầu quản lý thuế TNCN cũng phải trải qua thời kỳ xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu và tìm kiếm các phương thức quản lý phù hợp. Đây được xem là thời kỳ quá độ cần thiết để đ ưa Luật Thuế TNCN vào cuộc sống.
Mặc dù phải đối mặt với thực tế khó khăn do nền kinh tế đang khủng hoảng trong năm 2009, số thu thuế TNCN vào NSNN giảm đi đáng kể, nhưng em hoàn toàn lạc quan về triển vọng tốt đẹp của việc thực hiện thuế TNCN. Bởi thế, tận đáy lòng, em luôn mong muốn thuế TNCN sẽ phát huy đ ược hết tác dụng của mình, ngành thuế và Cục Thuế Khánh Hòa thành công trong việc quản lý thuế TNCN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thuế Thu nhập cá nhân 2007.
2. Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 quy đ ịnh chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN.
3. Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hư ớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN và Nghị định 100/2008/NĐ-CP
4. Chỉ thị 22/2008/CT-TTg của Thủ tướng về việc triển khai thực hiện Luật TNCN.
5. Quyết định số 03/QĐ-BCĐLTTNCN của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai Luật thuế TNCN về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật thuế TNCN giai đoạn 2008-2010 của Ban chỉ đạo Trung ương.
6. Hệ thống các văn bản pháp lệnh thuế thu nhập từ năm 1990 đến 2005 của Bộ t ài Chính và Tổng Cục Thuế.
7. Báo cáo tổng kết thuế của Cục thuế tỉnh Khánh Hoà từ năm 2006 đến năm 2008.
8. Các bài viết về thuế TNCN trên tạp chí Thuế Nhà Nước, trang thông tin điện tử ngành thuế http://www.gdt.gov.vn và trang thông tin đi ện tử về thuế TNCN http://www.tncnonline.com.vn