Việc quản lý thuế của một số c ơ quan thuế cấp địa phương còn hạn chế

Một phần của tài liệu đánh giá công tác triển khai thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh khánh hòa (Trang 99 - 105)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH H ềA

2.2. ĐÁNH GIÁ TH ỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH H ềA

2.2.5. Những hạn chế khó khăn gặp phải

2.2.5.4. Việc quản lý thuế của một số c ơ quan thuế cấp địa phương còn hạn chế

nghiệp vụ do ngành thuế đề ra như quy trình quản lý đối tượng kinh doanh cá thể, xác định doanh số đối với hộ khoán, quy trình duyệt bộ tổng hợp.

Tình hình nợ thuế gia tăng, nguyên nhân chủ yếu do một số Chi cục Thuế ch ưa thật sự chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa ph ương để chỉ đạo phối hợp giữa ngành thuế với các cơ quan, đoàn thể, chính quyền phường, xã, thị trấn trong công tác thu ngân sách; thiếu tính năng động, sáng tạo tìm kiếm giải pháp chống thất thu; thiếu tập trung chỉ đạo đôn đốc thu nộp, một bộ phận không nhỏ hộ kinh doanh kéo dài tình trạng nộp thuế gối đầu, kinh doanh tháng này nộp thuế tháng trước đã trở thành thói quen chưa đư ợc khắc phục triệt để. Các Chi cục còn nợ lũy kế so với đầu kỳ nhiều là Chi cục Thuế Nha Trang, Vạn Ninh, Diên Khánh.

Trong việc quản lý đối tượng hộ cá thể thực hiện chế độ kê khai thì chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình kinh doanh; chủ yếu để cho hộ cá thể tự khai báo doanh số kinh doanh, số thuế phải nộp, dẫn đến nhiều cơ sở bán hàng không xuất hóa đơn, lập hóa đơn bán hàng ghi không đúng giá th ực tế, lập chứng từ khống đầu vào, kê khai kết quả kinh doanh không trung thực để trốn thuế thu nhập. Nhiều địa ph ương chưa tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương. Sự phối hợp của các ngành chưa hình thành bộ phận cưỡng chế, thiếu những biện pháp kiên quyết trong việc xử lý các sai phạm từ phía c ơ quan thuế dẫn đến nhiều hộ cá thể nợ đọng thuế chây ì không nộp, hoặc chấm dứt hoạt đ ộng kinh doanh khi còn nợ thuế khá nhiều.

Công tác điều chỉnh doanh thu đối với hộ khoán là việc làm cần thiết nhằm điều chỉnh những bất hợp lý về doanh số đã ổn định trong quá trình kinh doanh, từng bước hướng các hộ kinh doanh nộp thuế theo ph ương pháp kê khai hoặc thành lập doanh nghiệp. Do thiếu sự năng động, sáng tạo tìm kiếm giải pháp chống thất thu, tìm nguồn thu mới và bồi dưỡng nguồn thu sẵn có mà chỉ tập trung công tác điều chỉnh doanh thu một cách áp đặt, rập khuôn theo kiểu “đến hẹn lại l ên” mà không cần soát xét yếu tố tăng trưởng, căn cứ pháp lý để tiến hành quy trình điều chỉnh doanh thu dẫn đến tình trạng hộ nghỉ hẳn kinh doanh, sang t ên đổi chủ. Cụ thể, năm 2006, toàn tỉnh Khánh Hòa có 1.565 hộ mới ra kinh doanh, thuế phải thu 1.829 triệu thì lại có 724 hộ xin nghỉ hẳn kinh doanh, giảm 1.186 triệu tiền thuế, mà lẽ ra phải thu được cho ngân sách hàng năm.

Về phía cán bộ thuế ở đội tư vấn xã phườngthì trình độ năng lực còn yếu kém, chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra, khả năng phân tích , đánh giá, đấu tranh với hộ cá thể kinh doanh còn nhiều hạn chế.

2.2.6. Ví dụ về quy trình quản lý thuế TNCN của các n ước phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Ở nhiều nước trên thế giới Luật thuế TNCN có lịch sử lâu đời v à đóng vai trò là sắc thuế chủ lực trong hệ thống thuế. Tại Việt Nam, Luật thuế TNCN mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2009. Do đây là lu ật thuế tiên tiến, có tác động sâu rộng đến đời sống xã hội, nên trước khi thực thi cần có sự chuẩn bị kỹ l ưỡng cũng như tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước đi trước, nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong mọi tầng lớp nhân dân. D ưới đây, em sẽ nêu ra những kinh nghiệm về công tác triển khai và quản lý thuế TNCN ở Hà Lan, một nước phát triển đã thành công trong việc quản lý thuế TNCN.

a- Khái quát thuế TNCN ở Hà Lan

Thuế TNCN ở Hà Lan gồm 14 loại đánh vào thu nhập, lợi nhuận và của cải, trong đó chủ yếu là thuế thu nhập, thuế lương, thuế lợi tức cổ phần, thuế thu nhập công ty, thuế quà tặng tài sản thừa kế và thuế đánh vào thu nhập từ các trò chơi có thưởng...

Thuế TNCN đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống thuế của Hà Lan. Mặc dù thuế TNCN không phải là sắc thuế có doanh thu cao nhất nh ưng lại là sắc thuế phức tạp nhất với hơn 11 triệu đối tượng nộp thuế và hơn 9 triệu tờ khai thuế mỗi năm. Năm 2006, số thuế TNCN thu được là 30,1 tỷ euro trong tổng số 137,4 tỷ euro tổng thu ngân sách, chiếm khoảng 21,9%. Năm 2007, con s ố này là 24,5%, so sánh với VN,

thuế TNCN chỉ chiếm từ 2% đến 5% trong tổng thu NSNN, từ đó cho thấy thuế TNCN tại Việt Nam chưa được phát huy tác dụng đóng góp của nó.

Theo Luật thuế TNCN Hà Lan 2007, thu nhập chịu thuế được chia ra làm 3 nhóm với các mức thuế suất và các khoản giảm trừ khác nhau:

 Nhóm 1: Thu nhập từ kinh doanh nhỏ và sởhữu nhà, áp dụng biểu thuế suất lũy tiến từ 34,15% đến 52% (bao gồm cả phân phối an sinh xã hội).

 Nhóm 2: Thu nhập từ vốn, áp dụng mức thuế suất 25% nếu các cổ đông nắm giữ ít nhất 5% cổ phiếu trong các công ty t ư nhân hoặc công ty công.

 Nhóm 3: Thu nhập từ tiết kiệm và đầu tư, áp dụng thuế suất 30%.

Tương ứng với các nhóm thu nhập trên, các khoản trợ cấp và các chi phí được giảm trừ cũng được quy định cụ thể, phù hợp với từng loại thu nhập. Để tránh tình trạng các cá nhân phải nộp một khoản tiền thuế lớn và các khoản đóng góp xã hội vào cuối năm, Hà Lan áp dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn đối với l ương và thu nhập từ cổ tức nhận được. Biểu thuế TNCN đ ược chia làm 4 bậc:

Bảng 2.14: Biểu thuế suất thuế TNCN ở Hà Lan theo Luật thuế TNCN năm 2007

Bậc Thu nhập chịu thuế (euro)

Đóng góp hưu trí

Đóng góp cho người phụ

thuộc

Đóng góp cho BHYT

Thuế lương

Tổng Thuế suất

1 Từ 0- 17.319 17,90% 1,25% 12% 2,50% 33,65%

2 Từ 17.319- 31.222 17,90% 1,25% 12% 10,25% 41,40%

3 Từ 31.222- 53.064 17,90% 1,25% 12% 10,85% 42%

4 Từ trên 53.064 17,90% 1,25% 12% 20,85% 52%

Riêng cá nhân trên 65 tuổi thì không đóng khoản hưu trí, còn các khoản đóng góp khác và thuế lương thì khôngđổi.

b- Công tác quản lý thuế TNCN ở Hà Lan

Hiện nay, Hà Lan được coi là một trong những quốc gia có hệ thống quản ký thuế tốt nhất trong số các n ước phát triển. Những thành công nổi bật được thể hiện bởi cơ cấu tổ chức theo hướng kết hợp hoạt động một cách hiệu quả, c ơ chế tự kê khai, tự tính thuế được vận hành thể hiện tính tuân thủ cao, hệ thống thông tin tốt, việc hỗ trợ đối tượng nộp thuế rất phát triển, c ơ chế thanh tra, kiểm tra chặt chẽ dựa trên phân tích rủi ro và việc phân công bố trí cán bộ thuế một cách hợp lý.

Cơ cấu tổ chức được thực hiện theo hướng cấu trúc nằm ngang. Ở cấp trung ương thì phân chia thành các bộ phận như kê khai tính thuế, quản lý thu nộp, thanh tra và

kiểm tra. Việc quản lý đối t ượng nộp thuế ở cấp trung ương sẽ làm tăng khả năng kiểm tra kiểm soát, nâng cao hiệu quả hoạt động do các chuyên gia trong từng lĩnh vực có kiến thức chuyên môn sâu sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra các tờ khai thuế và giải quyết hàng loạt các vấn đề có liên quan một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trong khi đó, ở cấp vùng, cơ cấu tổ chức được phân chia theo sắc thuế nh ư thuế thu nhập, thuế GTGT và một đơn vị phụ trách các đối tượng nộp thuế lớn.

Hà Lan có một Trung tâm trao đổi và phát triển nguồn lực (B/CKC) chuy ên đào tạo, cung cấp thông tin các cán bộ thuế trong cả n ước và còn có nhiệm vụ phát triển tổ chức cũng như nguồn lực con người cho cả ngành thuế. Trung tâm có nhiệm vụ c ơ bản là cung cấp các thông tin chính xác và cập nhật cho các cán bộ thuế để họ có thể áp dụng trong công việc một cách hiệu quả nhất . Đồng thời, trung tâm cũng tổ chức các khóa học về tài chính đến kỹ năng giao tiếp, các cán bộ thuế có thể dễ dàng lựa chọn một khóa học cho phù hợp với thời gian và công việc của mình, hoặc khóa học mà họ cho là hay nhất để theo học.

Trong cơ chế tự khai tự nộp thuế, đối t ượng nộp thuế tự xác định thu nhập của mình và tính toán nghĩa vụ thuế phải thực hiện trong năm, sau đó tự kê khai vào tờ khai thuế gửi cho cơ quan thuế và nộp thuế cho Nhà nước. Do thuế lương đã được khấu trừ tại nguồn, chỉ có những cá nhân có thu nhập ngo ài lương mới phải kê khai và nộp tờ khai thuế, họ phải tự kê khai, tính và nộp thuế, trong đó, trên 50% có thể tự kê khai mà không cần nhờ đến các chuyên gia tư vấn. Đây là kết quả của sự công khai, minh bạch trong luật thuế, sự dễ dàng trong việc nhận và điền tờ khai thuế cũng nh ư tính tuân thủ cao trong các đối tượng nộp thuế.

Ở Hà Lan, công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý thuế TNCN. Theo quy định, các doanh nghiệp và cá nhân phải kê khai thuế qua mạng. Do đó, Trung tâm công ngh ệ thông tin (Information and communication technology- B/CICT) của ngành thuế và hải quan Hà Lan với hơn 3.000 nhân viên đư ợc trang bị rất hiện đại. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là phát triển, quản lý và điều khiển toàn bộ hệ thống máy tính mà 31.000 nhân viên thuế cả nước sử dụng. Trung tâm hoạt động 24/24, quản lý một khối lượng các thông tin khách hàng khổng lồ, bao gồm cả thông tin cũ và hiện tại của người nộp thuế. Hệ thống này còn gắn kết với hệ thống thông tin của chính quyền địa ph ương, chủ sử dụng lao động và ngân hàng. Theo quy đ ịnh, ngân hàng phải gửi tất cả thông tin li ên quan đến tiền gửi tiết kiệm v à đầu tư của các cá nhân cho cơ quan thu ế vào trước ngày 1/3 hàng năm. Đ ồng thời, mọi tổ chức, doanh nghiệp phải thông báo cho c ơ quan thuế các thông tin như số lượng lao động, lương và các quy định khác trong hợp đồng lao động mà họ đang sử dụng. Hệ thống n ày được chia ra làm 4 kênh chủ yếu, mỗi hệ thống này đều có vai trò và chức năng khác nhau.

1- IBS (Inkomsten Belasting Systeem): Hệ thống thông tin tích hợp về ng ười nộp thuế. Nó giúp cơ quan thuế xử lý tất cả các vấn đề li ên quan đến việc nhận tờ khai, kiểm tra tờ khai và cập nhật các dữ liệu li ên quan đến việc kê khai thuế của các cá nhân, đồng thời, các cá nhân cũng dễ dàng tải các tờ khai thuế, kê khai và gửi chúng cho cơ quan thuế thông qua mạng. Hệ thống này cũng cho phép cơ quan thuế tiết kiệm thời gian trong việc kiểm tra các thông tin li ên quan đến việc kê khai thuế của các cá nhân.

2- BVR (Beheer Van Relaties) : Là hệ thống kết hợp với chính quyền địa ph ương, cung cấp các thông tin vềtình trạng người nộp thuế: tên, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, số lượng con cái..., đây là cơ sở để xác định phần giảm trừ gia cảnh trong quản lý thu nhập chiu thuế.

3- RIS (Renseignementen Informaties Systeem): là một hệ thống thông tin liên quan đến việc xác định giá trị nh à đất, cổ phiếu, bảo hiểm, tiền vay và tiền lương, tiền gửi tiết kiệm, đầu tư, giúp cơ quan thuế có thể kiểm tra được toàn bộ thu nhập của đối tượng nộp thuế.

4- ELDO (Electronisch Dossies): Là hệ thống thông tin màcơ quan thuế sử dụng để lưu trữ các nội dung đơn thư hỏi đáp của các đối tượng nộp thuế. Các thư hỏi đáp này được phân loại ra từng năm, từng loại thuế, từng vấn đề...

Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ở Hà Lan được tổ chức chuyên nghiệp thành Trung tâm cung cấp thông tin và phát triển chuyên nghiệp – Centre for Professional Development and Communication – B/CKC. CKC có nhiệm vụ hỗ trợ và tư vấn trong việc cung cấp tất cả các thông tin li ên quan đến lĩnh vực thuế, tổ chức truyền đạt thông tin cho các đối tượng nộp thuế. Ngoài ra, hoạt động của rất nhiều công ty t ư vấn thuế nổi tiếng thế giới như Ernst and Young, Price Waterhouse Cooper, KPMG...và các chương trình tình nguyện đãđóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp đỡ ng ười nộp thuế thực hiện nghĩa vụ c ủa mình.

Công tác thanh tra kiểm tra ở Hà Lan do trung tâm FIOD -ECD đảm nhiệm. Trung tâm tiến hành và phát triển các chính sách xử phạt nghiêm khắc và minh bạch đối với đối tượng nộp thuế, bên cạnh sự giúp đỡ của trung tâm xử lý và phát triển sản phẩm (B/CCP) thông qua cơ ch ế phân tích rủi ro tiềm năng. Hoạt động của CCP là lựa chọn các mục có mức độ rủi ro cao nhất để c ơ quan thuế tập trung kiểm tra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trốn lậu thuế.

c- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát hiệu quả đòi hỏi hệ thống cơ sở dữ liệu phải đầy đủ, tiện ích. Hay nói một cách khác, cần phải áp dụng công nghệ thông

tin hiện đại trong quản lý thuế. Nếu có đ ược hệ thống thông tin đầy đủ, cán bộ thuế có thể dễ dàng kiểm tra chéo giữa các bên liên quan và có thể xác định được mức độ chính xác trong việc kê khai thu nhập và từ đó, có thể nâng cao tính tuân thủ của các đối tượng nộp thuế. Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng hệ thống thông tin kết nối giữa các bên liên quan như đơn vị chi trả, ngân hàng, kho bạc, chính quyền địa ph ương, các ngành có liên quan với cơ quan thuế và hệ thống thông tin quản lý thống nhất từ Tổng Cục Thuế, Cục Thuế đến các Chi cục Thuế. Điều này là một thách thức lớn đối với nước ta do hạn chế nguồn lực cả về tài chính lẫn con người.

Thứ hai, đó là việc áp dụng kê khai thuế qua mạng. Theo ước tính, năm 2009 Việt Nam có khoảng 2 triệu cá nhân nộp thuế, nhóm đối t ượng chủ yếu là làm công ăn lương sẽ tiếp tục áp dụng cơ chế khấu trừ tại nguồn nh ư hiện nay, còn các nhóm đối tượng còn lại có thể khai thuế qua mạng. Việc thực hiện kê khai thuế điện tử có nhiều tiện ích, nhưng kéo theo đó là nh ững yêu cầu phải đảm bảo bí mật thông tin, hệ thống đường truyền ổn định và hỗ trợ hướng dẫn người dân thực hiện...

Thứ ba, là cơ chế kiểm tra chặt chẽ dựa tr ên cơ chế xử phạt nặng. Quản lý dựa trên rủi ro cũng là một cơ chế hay cho các nước đang phát triển trong điều kiện nguồn lực dành cho thanh tra, kiểm tra cú hạn. Vấn đề cốt lừi trong kỹ thuật này là việc nhận dạng và phân loại những vấn đề có độ rủi ro cao trong tờ khai thuế h àng năm của các đối tượng nộp thuế.

Thứ tư, một đội ngũ cán bộ có trình độ cao được bố trí một cách hợp lý, đúng vị trí với mức lương xứng đáng là một vấn đề mà Việt Nam cũng cần xem xét.

(Nguồn Tạp chí Thuế nhà nước số 32, Kỳ 4 tháng 8/2008, từ trang 6 đến trang 10)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu đánh giá công tác triển khai thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh khánh hòa (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)