CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH H ềA
2.2. ĐÁNH GIÁ TH ỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH H ềA
2.2.5. Những hạn chế khó khăn gặp phải
2.2.5.1. Về chính sách thuế thu nhập cá nhân
Do doanh nghiệp tư nhân hội đủ điều kiện về quy mô, vốn, lao động v à đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cho nên để bìnhđẳng với các doanh nghiệp khác thì DNTN phải nộp thuế TNDN theo luật thuế TNDN. Tuy nhiên, phần thu nhập còn lại của chủ DNTN lại được miễn thuế, nhiều ý kiến cho rằng nh ư vậy là không công bằng với các cổ đông trong các DN cổ phần, công ty TNHH; vì xét về bản chất thì phần thu nhập còn lại của chủ DNTN cũng là thu nhập do lao động và đầu tư vốn trực tiếp. Do đó chủ DNTN cũng phải nộp thuế TNCN với mức thuế suất 5% nh ư đối với đầu tư vốn khác.
b) Chính sách thuếTNCN đối với cá nhân không cư trú
Theo Mục II, phần C Thông tư 84/2008/TT-BTC quy định: “Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không c ư trú = Tổng số tiền công, tiền lương mà cá nhân không cư trú nh ận được bằng tiền hay không bằng tiền x Thuế suất 20%”. Em thấy mức thuế suất 20% l à tương đối cao (vì họ không được giảm trừ gia cảnh và các khoản khác như cá nhân cư trú). Em đ ề nghị mức thuế suất 10% hoặc vài ba bậc luỹ tiến dành riêng cá nhân không cư trú đ ể đảm bảo công bằng. Vì mức thuế suất cao ảnh hưởng đến chính sách thu hút các chuy ên gia nước ngoài có trình độ kỹ thuật và quản lý cao công tác trong thời gian ngắn (d ưới 3 tháng). Bên cạnh đó, nếu các cá nhân này có khoản đóng góp từ thiện thì cũng nên giảm trừ vào thu nhập; vừa tỏ tấm lòng cảm ơn của Chính Phủ vàNhà nước ta đối với tấm lòng nhân đạo, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế; vừa khuyến khích họ giúp đỡ ng ười nghèo, người già neo đơn, trẻ mồ côi hoặc người dân gặp thiên tai.
c) Chính sách thuế TNCN đối với chuyển nh ượng bất động sản
Từ 1/1/2009, người có từ hai bất động sản trở lên, khi bán sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người có trách nhiệm của ngành thuế thừa nhận vẫn còn kẽ hở lớn trong việc thực hiện quy định này.
- Thứ nhất là việc tính thuế chỉ xảy ra khi có sự chuyển nh ượng và được cơ quan nhà nước chứng thực. Trường hợp giấy tờ chuyển nh ượng nhà, đất ở viết tay giữa các cá nhân như trước đây không được tính là có căn cứ pháp lý, do đó gây nhiều thủ tục phức tạp cho các cơ quan chức năng và cơ quan thuếtrong việc xác thực chứng từ.
- Thứ hai là hiện nay cơ quan thuếthừa nhận chưa xử lý được trường hợp như người có hai bất động sản ở hai địa ph ương khác nhau, khi h ọ chuyển nhượng nhà đất ở địa phương nào thì chỉ kê khai với cơ quan thuế địa phương đó một bất động sản để không phải chịu thuế. Lý do là vì hệ thống đăng ký đất đai của chúng ta trên toàn quốc chưa kiểm soát được một người hiện có bao nhiêu bất động sản. “Với cách quản lý đất đai manh mún nh ư hiện nay, việc phát hiện các tr ường hợp trốn, không khai báo nộp thuế như nêu trên là không th ể thực hiện ngay được”
-Thứ ba, luật cũng không quy định số lần đ ược cho, tặng nhà, đất ở. Vì vậy người sở hữu ba đến bốn căn nhà có thể làm thủ tục cho, tặng người thân như bố, mẹ, anh chị em rồi bán căn nhà còn lại theo diện bất động sản duy nhất. Sau đó lại tiếp tục làm thủ tục nhận cho, tặng lại lần l ượt các căn nhà còn lại để bán theo hình thức như trên để trốn thuế. Đây cũng là kẽ hở cần phải được xử lý
d) Chính sách thuế TNCN đối với chứng khoán
Đầu tư chứng khoán đã nằm “ngoài vùng phủ sóng” của thuế TNCN suốt 8 năm qua. Từ 1/1/2009, lợi nhuận thu đ ược từ chứng khoán sẽ phải chịu thuế có lẽ không phải là quá muộn. Những nhà đầu tư có lợi nhuận đã sẵn sàng nộp thuế nộp thuế. Chỉ có điều thu và nộp sao cho công bằng. Điểm này vấn còn gây nhiều băn khoăn cho người nộp thuế
- Thứ nhất, phương thức tính thu nhập chịu thuế căn cứ trên giá mua và giá bán chứng khoán. Nhưng có những khoản mua bán mà giá cả khó kiểm soát thì cơ quan thuế được quyền ấn định giá. Đây l à điểm dễ gây thiệt thòi cho nhàđầu tư. Chẳng hạn:
“Thu nhập từ cổ phiếu được mua thêm cho cổ đông hiện hữu theo giá thấp h ơn giá thị trường, thì thu nhập tính thuế được xác định bằng giá thị tr ường của cổ phiếu trừ đi giá vốn của cổ phiếu thưởng mà cổ đông phải đóng góp”. Ở đây các nhà làm luật đã quên rằng, vào ngày được hưởng quyền mua cổ phiếu giá thấp đó hoặc ngày chi trả cổ tức (gọi là ngày giao dịch hưởng quyền), giá cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ đã được điều chỉnh giảm tương ứng. Cho nên số lượng cổ phiếu của cổ đông có tăng lên, nhưng tổng giá trị vẫn giữ nguyên (bình quân số tiền mua thêm cổ phiếu giá thấp). Do đó, đánh thuế thu nhập từ sự chênh lệch mua bán cổ phiếu giá thấp là không công bằng.
- Thứ hai, Thông tư 84/2008/TT-BTC quy định: “Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng, hoặc ghi giá chuyển nh ượng thấp hơn giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán, thì giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo sổ sách kế toán của công ty phát hành tại thời điểm bán.”. Em thấy quy định như vậy là chưa chính xác. V ừa qua, khi VN-Index sụt giảm, nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận bán cổ phiếu thấp h ơn cả giá sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Trên sàn, nhiều cổ phiếu thấp hơn mệnh giá, ngoài thị trường OTC cũng vậy. Lấy giá sổ sách kế toán để làm căn cứ là không hiện thực, bởi giá này cũng xê dịch, phụ thuộc vào hiệu quả làm ăn của doanh nghiệp, vì có doanh nghiệp lỗ thì giá trị sổ sách tính thế nào. Có thể là cơ quan thuế đưa ra những quy định trên để tránh việc nhà đầu tư khai thấp giá bán, khai cao giá mua chứng khoán để giảm bớt mức thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, việc chống thất thu thuế thế nào cũng phải dựa trên thực tế cuộc sống, nếu không nó sẽ không khả thi.
- Thứ ba, nhà đầu tư có thể chọn một trong hai ph ương thức tính thuế và thuế suất:
+ Phương thức 1: Đăng ký tạm nộp thuế TNCN theo từng lần chuyển nh ượng, quyết toán theo năm, áp dụng thuế suất 20%/năm.
+ Phương thức 2: Áp dụng thuế suất 0,1% trên giá trị mỗi lần chuyển nhượng.
Theo phương thức 1, nhà đầu tư phải đăng ký thuế và có mã số thuế, mở sổ sách kế toán và lưu trữ toàn bộ chứng từ liên quan, thực hiện đăng ký với c ơ quan thuế áp dụng thuế suất 20% (chậm nhất là ngày 30/3/2009, từ năm 2010 chậm nhất là ngày 31/12 năm trước, còn mới đầu tư thì chậm nhất là ngày 15 kể từ ngày phát sinh giao dịch đầu tiờn). Rừ ràng nhà đầu tư sẽ chọn phương thức 2 vỡ đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu theo phương thức 2 thì bất kể đầu tư lãi hay lỗ, cứ phát sinh chuyển nh ượng chứng khoán là nhà đầu tư phải nộp thuế. Còn chọn phương thức 1, việc tốn kém thời gian mở để sổ sách, quản lý chứng từ cả năm, quyết toán thuế , đi lại làm việc với cơ quan hành thu, giải quyết tranh chấp nếu có…sẽ quá phức tạp. Nh ư vậy, chỉ khi nào chúng ta xây dựng được một quy trình thu thuế hiện đại hóa cao, tiện lợi, việc nộp thuế thực sự dựa vào ý thức tự giác của đối tượng nộp thuế và lòng tin của cơ quan thuế đối với người nộp thuế , khi ấy sự công bằng đích thực trong hành thu và nộp thuế chứng khoán mới thể hiện đúng ý nghĩa của nó và mới thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
e) Một số vấn đề bất cập trong chính sách miễn thuế TNCN trong 6 tháng đầu năm 2009
Chiều 19/6, với 90,06% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn toàn bộ số thuế TNCN đã giãn từ tháng 1/2009 đến hết tháng 6/2009, tiếp tục miễnthuế TNCN từ ngày 1/7/2009 đến hết năm 2009 đối với thu nhập từ đầu t ư vốn, chuyển nhượng vốn, từ bản quyền, nh ượng quyền thương mại.
Bảng 2.12: Chính sách thuế thu nhập cá nhân từ 1-7-2009
Miễn thuế Nộp thuế
Cá nhân đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
Thu nhập từ kinh doanh, tiền l ương, tiền công; thừa kế, quà tặng.
Thời gian
Từ 1-7 đến 31-12-2009 Bắt đầu từ 1-7-2009 Thủ
tục
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập hoặc cá nhân nộp thuế vẫn tính ra số thuế
phải nộp, lập và nộp tờ khai nhưng được miễn nộp thuế
Tiền công, lương: khấu trừ hằng tháng;
- Kinh doanh: tạm thu hằng quý; - Thu nhập không thường xuyên: 10% trên số tiền nhận nếu vượt 500.000 đồng; - Thừa kế, quà tặng: 10% phần vượt trên 10 triệu đồng.
(*) Ngoài những trường hợp trên, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng và cá nhân không cư trú ... vẫn nộp thuế như đã thực hiện từ 1-1-2009.
Thứ nhất, việc miễn thuế sẽ tạo ra sự lúng túng cho người nộp thuế nếu cơ quan thuế khụng xỏc định rừ thu nhập nào sẽ được miễn thuế.
Hiện có hai phương án xác định thu nhập để miễn thuế.
- Phương án thứ nhất là căn cứ vào nguồn gốc thu nhập của sáu tháng được miễn thuế là từ tháng 1 đến 6-2009. Những người theo quan điểm này cho rằng Quốc hội cho miễn thuế sáu tháng đầu năm do vậy phải lấy thu nhập của những tháng n ày để miễn thuế.
- Phương án thứ hai là căn cứ vào thu nhập mà cá nhân đã được chi trả trong sáu tháng đầu năm, không phân biệt đó là thu nhập của tháng nào. Còn những người theo phương án này cho rằng nguyên tắc của thuế TNCN là tính theo thời điểm chi trả, do vậy tất cả thu nhập được trả trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6-2009 là thu nhập được miễn thuế.
Như vậy, với hai phương án xác định thu nhập để miễn thuế sẽ dẫn đến số thuế được miễn khác nhau do mỗi c ơ quan, cá nhân đều có hoàn cảnh chi trả thu nhập khác nhau.
Ví dụ, trong tháng 2-2009, ông A được công ty trả tiền thưởng tết tương đương với ba tháng lương. Đây là khoản tiền có nguồn gốc từ năm 2008 đ ược chi trả vào năm 2009.
- Nếu theo phương án miễn thuế theo nguồn gốc thu nhập thì khoản thưởng này dù được chi trả trong thời gian đ ược miễn thuế, nhưng do là tiền thưởng của năm 2008 vì thế không được miễn thuế. Như vậy, với phương án này, khoản lương hay các thu nhập của tháng 1 đến tháng 6-2009 sẽ được miễn thuế, kể cả tr ường hợp được chi trả trong sáu tháng cuối năm. Ví dụ lương tháng 5-2009 của ông A là 10 triệu đồng nhưng chi trả vào tháng 7-2009, đã hết thời gian được miễn thuế, thì vẫn được miễn thuế vì nguồn gốc của nó là lương tháng 5-2009.
- Ngược lại, với phương án miễn thuế theo thời điểm chi trả thu nhập thì đơn giản hơn. Theo đó, tất cả thu nhập mà cá nhân được nhận trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6-2009 đều được miễn thuế, không phân biệt nguồn gốc khoản l ương thưởng đó có phải là của những tháng được miễn thuế. Khi đó, thu nhập của tháng 6-2009 nhưng trả trong tháng 7-2009 thì không được miễn thuế. Hoặc thưởng năm 2008 nhưng trả trong tháng 2-2009 thìđược miễn thuế.
Bảng 2.13: Bảng tính thu nhập tính thuế đ ược miễn theo nguồn gốc và thời điểm chi trả
ĐVT: Triệu đồng
Thu nhập cá nhân A Thời điểm Nguồn gốc
Tháng 1 10 10
Tháng 2 30 (Lương 10, thưởng 2008:20)
10 (do không tính thư ởng 2008)
Tháng 3 10 10
Tháng 4 10 10
Tháng 5 10 10
Tháng 6 30(Lương 10, tạm ứng tháng 7:20)
10 (do không tính tạm ứng lương tháng 7)
Tổng thu nhập tính thuế được miễn
100 60
Theo em, cách đơn giản nhất là theo đúng tinh thần nghị quyết của Quốc hội, đó là số tiền thuế nào đã được giãn thìđược miễn. Trong những tháng đầu năm, cá nhân đã kê khai thuế thì nay chỉ làm thủ tục miễn thuế. Như thế không chỉ đơn giản cho cơ quan thuế, đơn vị chi trả thu nhập mà cá nhân được miễn thuế cũng vui vẻ. Bởi vì trong thời gian qua dù được miễn thuế nhưng hằng tháng cơ quan chi trả thu nhập vẫn tính thuế và thông báo số thuế được giãn cho cá nhân nộp thuế biết. Hơn thế nữa, số thuế được miễn cũng trùng với số thuế đã thông báo được giãn. Trường hợp xoay ngược lại, tính theo nguồn gốc, khi đó sẽ “sinh chuyện” vì tiền thuế được miễn không khớp với số tiền đãđược giãn.
Trên thực tế, Bộ Tài chính cũng đã bị “hớ” khi đưa ra những quy định về thuế TNCN mà dựa vào nguồn gốc thu nhập. Đầu năm 2009, khi triển khai Luật thuế TNCN, Bộ cũng đã quyđịnh các khoản thu nhập của năm 2008 đ ược chi trả trong năm 2009 phải quyết toán theo pháp lệnh thuế TNCN đối với người có thu nhập cao. Sau đó, Bộ phải điều chỉnh lại l à căn cứ vào thời điểm chi trả thu nhập. Nay ph ương án miễn thuế nhưng căn cứ vào nguồn gốc lại được đặt ra, chắc chắn sẽ gây rối khi quyết toán thuế và không công bằng cho người nộp thuế.
Thứ hai, vấn đề miễn thuế này sẽ ảnh hưởng đến cách quyết toán thuế và số tiền thuế TNCN phải nộp năm 2009
Theo nguyên tắc quyết toán thuế TNCN, thu nhập tính thuế của cá nhân là thu nhập bình quân tháng trong năm (tổng thu nhập trong cả năm, bất kể tháng có hay không có thu nhập sau đó chia đều cho 12 tháng). Tuy nhiên, với năm 2009 là năm có đặc thù, thuế TNCN được miễn trong sáu tháng đầu năm và nộp trong sáu tháng cuối năm.
Cách thứ nhất,nếu quyết toán theo hướng chỉ tính trên thu nhập bình quân tháng của sáu tháng cuối năm thì có thể cơ quan chi trả thu nhập sẽ tranh thủ trả dồn thu nhập cho cá nhân trước 30-6,ứng trước một phần tiền thưởng Tết sang thưởng giữa năm (trướcthời điểm kết thúc sáu tháng miễn thuế). Khi đó bình quân thu nhập tháng trong sáu tháng cuối năm của cá nhân sẽ giảm xuống, nhờ đó số thuế phải nộp khi quyết toán thuế năm 2009 sẽ giảm.
Còn cách thứ hai là tính theo bình quân thu nhập tháng trong cả năm sau đó trừ đi sáu tháng rồimới tính thuế thì mọi việc sẽ đơn giản hơn, nhưng cũng sẽ gây tranh cãi vì thu nhập của 6 tháng đầu năm theo nghị quyết của Quốc hội l à đãđược miễn thuế, và liệu số thuế được miễn khi quyết toán (theo cách tính bình quân 12 tháng) có trùng với số thuế được tính giãn hay không...
Theo em, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế sớm công bố ph ương án quyết toán thuế mà không đợi đến cuối năm 2009 đểgiúp doanh nghiệp và cá nhân nộp thuếchủ động tính toán được các khoản thuế và thu nhập còn lại của mình, tránh rơi vào tình trạng như đã xảy ra với chủ trương giãn, sau đó là miễn thuế thu nhập cá nhân trong những tháng đầu năm
f) Chính sách thuế TNCN đối với cá nhân c ư trú là người nước ngoài
Theo Pháp lệnh Thuế đối với người thu nhập cao và Luật Thuế TNCN mới được thông qua, đối tượng này phải thực hiện quyết toán thuế cho 12 tháng liên tục kể từ ngày tới VN. Như vậy, trong năm tính thuế đầu ti ên, đối tượng này bị điều chỉnh bởi hai văn bản luật với hai phương pháp tính và hai m ức thuế áp khác nhau. Do đó, khi quyết toán thuế phải tách quyết toán thuế làm hai khoảng thời gian riêng cho từng năm. Tuy nhiên, năm 2009 cách xác định mức bình quân thu nhập theo12 tháng thực hiện như thế nào, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn.
Bên cạnh đó, việc trừ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với thu nhập nhận tại nước ngoài của người nước ngoài (thuộc đối tượng cư trú theo luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của nước ngoài) cư trú tại VN. Nếumức này khác với quy định tại Việt Nam thì cần có hướng dẫn cụ thể.
2.2.5.2. Việc quản lý thu nhập đối với hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân làm