Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa, con người đã tạo cho Khánh Hòa lợi thế để phát triển toàn diện các ngành kinh tế và xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới, trong đó có kinh tế biển như: xây dựng cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản, du lịch… Cụ thể:
ạ Du lịch
Đây là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu tỉnh. Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch văn hóa Chàm và văn hóa Sa Huỳnh; du lịch nghỉ ngơi giải trí và thể thao, du lịch cuối tuần; du lịch cảnh quan ven biển, trú đông nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảọ Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Khánh Hòa ra thị trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mớị Chú trọng đầu tư tại Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh,... một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch. Tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nước. Từng bước nâng cao tiêu chuẩn của ngành du lịch ngang tầm quốc tế.
b. Dịch vụ
Phát triển các loại hình dịch vụ (dịch vụ vận tải biển, hàng không, tài chính, ngân hàng, viễn thông…) đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường hiện đại góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Trong đó, tập trung phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu sau:
* Dịch vụ vận tải
Đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong có thể tiếp nhận tàu container trọng tải từ 4.000 - 6.000 TEỤ Năng lực hàng hóa thông qua đạt 500 nghìn TEU trong giai đoạn trước năm 2010, đạt 1 triệu TEU trong giai đoạn từ 2010 trở đi và đạt khoảng 4,5 triệu TEU vào năm 2020. Mở rộng, nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế; có thể đón khoảng 2 triệu lượt khách vào năm 2020.
* Thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu
Phát triển thương mại, xây dựng các Trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại tại Nha Trang, Cam Ranh đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tiêu thụ ổn định các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại địa phương, đồng thời cung ứng đầy đủ và kịp thời các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và hàng hoá tiêu dùng. Xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng
các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị cao, giảm tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế có hàm lượng công nghệ và tri thức thấp. Đến năm 2020 khoảng 2,6 - 2,8 tỷ USD.
c. Công nghiệp
Xây dựng quy hoạch sản xuất từng ngành hàng, coi trọng các ngành và sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông sản thành phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên liệu địa phương, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền…; phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
d. Thủy sản
Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, thủy lợi hóa các vùng nuôi tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, đa dạng hóa và quản lý tốt chất lượng sản phẩm nuôi trồng. Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, ổn định khai thác ven bờ, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá của tỉnh như: dự án chợ thủy sản Nam Trung Bộ, dự án nuôi tôm công nghiệp tại Vạn Ninh và Cam Ranh, dự án trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản tại xã Ninh Lộc (Ninh Hòa), dự án cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và kiểm soát tôm sú giống Cam Lập (Cam Ranh), dự án cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hòn Ông (Nha Trang)…
Ngoài ra, quy hoạch tổng thể tỉnh cũng chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường đô thị, các khu du lịch (KDL), khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), xây dựng nền nông nghiệp theo hướng thâm canh, tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Hình thành các KCN công nghệ cao, mô hình sản xuất nông nghiệp sạch; gắn kết hài hòa giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mớị Trong đó, phát triển thủy sản thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, trở thành ngành mũi nhọn trong khu vực nông nghiệp, tạo kim ngạch xuất khẩu lớn. Đầu tư các đội tàu hiện đại để tăng cường đánh bắt xa bờ, đầu tư hệ thống hậu cần dịch vụ trên biển, lập đề án khai thác ngư trường Trường Sa - DK1.