Các phương pháp đánh giá nhân sự trong tổ chức

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại sở tài nguyên và môi trường khánh hòa (Trang 47 - 50)

Các phương pháp đánh giá người lao động làm việc trong tổ chức có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện của mỗi tổ chức. Việc lựa chọn các phương pháp phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng tổ chức. Tất cả các phương pháp được lựa chọn đều nhằm mục tiêu tạo ra được những kết quả đánh giá mong muốn. Có thể

đó là những mô hình sử dụng để so sánh; cũng có thể là hệ thống thang điểm. Có thể có phương pháp ít chỉ tiêu; cũng có thể có phương pháp nhiều chỉ tiêụ

Một số phương pháp đánh giá thông dụng có thể áp dụng trong đánh giá người lao động làm việc trong các tổ chức là:

ạ Phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định

Phương pháp này là sự vận dụng phương pháp quản lý theo mục tiêu đã và đang được áp dụng thành công trong nhiều tổ chức. Đánh giá hoạt động bằng phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định trước của tổ chức, nhằm xác định mức độ hoàn thành công việc; mức độ đạt được mục tiêu của tổ chức, cá nhân.

Phương pháp đánh giá so sánh theo mục tiêu đòi hỏi tổ chức phải xác định hệ thống mục tiêu một cách cụ thể, khoa học. Nguyên tắc: cụ thể, xác định được thỏa thuận trong tập thể, thực hiện và có thời hạn cần được quan tâm khi xác định hệ thống mục tiêu hay cây mục tiêu của tổ chức.

Phương pháp đánh giá theo mục tiêu là một cách thức so sánh (tuyệt đối hay tương đối) các mục tiêu đã đặt ra với thực hiện nó. Trong khi đánh giá cũng có thể tìm kiếm, bổ sung những thông tin về sự không thành công của các mục tiêụ

Nội dung đánh giá bằng phương pháp này được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.1: Phương pháp so sánh theo mục tiêu

STT Chỉ tiêu (hay mục tiêu đã được xác định)

Thực hiện Vượt Đạt Không đạt Ghi chú 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x

Nguồn: Bùi Văn Nhơn và các tác giả (2004), Quản trị NNL trong tổ chức.

Hệ thống các chỉ tiêu hay mục tiêu hay mục tiêu được liệt kê. Các cột tiếp theo nhằm so sánh mức độ thành công của mục tiêu ở nhiều cấp độ khác nhaụ Có thể sử dụng hệ số % để so sánh.

b. Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo các tiêu chí

Trong phương pháp này, hoạt động của cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước nói riêng và các quan quản lý Nhà nước nói chung được

đánh giá thông qua một số tiêu chí. Việc xác định những tiêu chí để đánh giá phụ thuộc vào điều kiện cụ thể. Một số tổ chức sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá:

- Tinh thần trách nhiệm. - Tính chuyên cần.

- Sự hiện diện chuyên cần (đảm bảo ngày công tối thiểu). - Sự cẩn thận, chính xác. - Sự phối hợp. - Sự tuân thủ quy trình vận hành. - Tính ngăn nắp. - Sáng kiến. - Ốc phán đoán. - Hiệu suất lao động. - Tính tiết kiệm.

Mỗi một tiêu chí trên, người đánh giá có thể dựa vào thang điểm có thể cho một điểm số nhất định cho người bị đánh giá.

Bảng 1.2: Phương pháp đánh giá cho điểm theo tiêu chí

STT Nội dung Xếp loại Ghi chú

1 Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước 9

2 Kết quả công tác 8

3 Tinh thần kỷ luật 9

4 Tinh thần phối hợp công tác 7

5 Tính trung thực trong công tác 10

6 Lối sống, đạo đức 9

7 Tinh thần học tập nâng cao trình độ 8 8 Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân 9

Nguồn: Bùi Văn Nhơn và các tác giả (2004), Quản trị NNL trong tổ chức.

c. Phương pháp bình bầu

Thực chất của phương pháp này là một công đoạn của phương pháp cho điểm theo các tiêu chí đã được áp dụng ở trên. Tập thể đưa ra các ý kiến đánh giá và cho điểm từng cán bộ, nhân viên.

Kết quả của phương pháp đánh giá theo hình thức bình bầu phụ thuộc rất lớn vào việc dẫn dắt cuộc họp bình bầu; phụ thuộc vào vai trò của chủ tọa; không khí dân

chủ trong tổ chức cũng như các mối quan hệ. Có những trường hợp, do những nguyên nhân khác nhau, phương pháp đánh giá này không được công bằng. Do đó nhiều khi đòi hỏi phải áp dụng cả các phương pháp khác khi bình bầu, cần phải có một hệ thống các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, dễ xác định.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại sở tài nguyên và môi trường khánh hòa (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)