Đối với Chính phủ, Bộ, Ngành, Trung ương

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại sở tài nguyên và môi trường khánh hòa (Trang 137 - 138)

- Kiến nghị Nhà nước cần phải quy hoạch hệ thống các Trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu, có đủ khả năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, ứng dụng nhân lực trình độ cao, tạo nền tảng để công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ caọ Nhà nước tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy tại các trường Đại học (nhất là trường Đại học có đào tạo các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực Tài nguyên), bảo đảm sinh viên ra trường có kiến thức sát thực tế, kỹ năng thực hành tốt và có hiểu biết sâu về lĩnh vực Tài nguyên. Như Tài nguyên – Môi trường biển, kinh tế biển, các ngành liên quan đến quản lý tài nguyên nước hay biến đổi khí hậu…

- Để chất lượng nguồn nhân lực ngành Tài nguyên được nâng cao thì cần phải quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo về chuyên ngành trong lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường, phải đồng bộ, phải liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào tạo cùng với việc chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đầu tư cho đội ngũ giảng dạy trong ngành Tài nguyên. Nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường muốn đáp ứng đủ số lượng, bảo đảm chất lượng với cơ cấu ngành nghề hợp lý, cần chú trọng đổi mới toàn diện chính sách đào tạo, xây dựng mới các cơ chế khuyến khích học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành cần thu hút nhân lực như khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, địa chất, khoáng sản”.

- Để bảo đảm mục tiêu phát triển có hiệu quả nguồn nhân lực trong thời gian tới đòi hỏi phải có nguồn vốn khá lớn. Rõ ràng nếu chỉ có ngân sách nhà nước sẽ khó có thể đáp ứng đủ. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp thành lập cơ sở đào tạo hay tăng cường đàm phán, vận động và xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài cho phát triển nhân lực ngành Tài nguyên.

- Có chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ trẻ ngành Tài nguyên theo học sau đại học (hỗ trợ kinh phí, điều kiện học tập; được lựa chọn nơi, cơ quan công tác; ưu tiên xắp xếp quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo).

- Kiến nghị thay đổi cơ chế trả lương theo thâm niên sang chế độ trả lương theo việc làm và theo hiệu quả công việc. Cần tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền

lương, cách trả lương phù hợp với việc đổi mới cơ chế quản lý trong thực hiện quyền tự chủ đối với từng loại hình tổ chức.

- Để xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức tận tụy phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương, cần nghiên cứu thực hiện chế độ trả lương theo việc làm và theo hiệu quả công việc. Với cách trả lương này sẽ gắn với chế độ trách nhiệm công vụ của mỗi cá nhân và tổ chức, sẽ giải quyết có hiệu quả được nhiều vấn đề thuộc vị trí công tác, chức danh, tiêu chuẩn, biên chế và cơ cấu công chức, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức…phù hợp với việc đổi mới cơ chế quản lý trong thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với từng loại hình tổ chức và để thực hiện được cơ chế tự chủ một cách đúng nghĩa cần căn cứ nhu cầu công việc mà định biên đối với từng loại cán bộ, công chức, thực hiện đồng bộ chính sách tinh giản biên chế. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn thay đổi cơ chế nâng bậc lương không nên chỉ theo thâm niên “ đến hẹn lại lên”, mà nên theo chất lượng thực hiện công vụ của công chức và do thủ trưởng cơ quan quyết định.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại sở tài nguyên và môi trường khánh hòa (Trang 137 - 138)