Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại sở tài nguyên và môi trường khánh hòa (Trang 63 - 147)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11042' 50'' vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108040’33'' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109027’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sạ Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòạ

Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác như: khí hậu, đất trồng, sinh vật. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra Biển Đông.

2.1.1.2. Khí hậu

Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ đèo Cả trở ra và phía Nam từGhềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C.

Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình

Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Hòn Giao (2.062m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh. Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á.

2.1.1.4. Dân số

Dân số Khánh Hòa (theo số liệu đến ngày 1-4-2011) là 1.174.848 người với 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...).

2.1.2. Kinh tế - xã hội 2.1.2.1. GDP

Nhiều năm qua, Khánh Hòa là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách cao trong khu vực và cả nước. Nếu mức tăng GDP bình quân hằng năm của Khánh Hòa giai đoạn 1991 - 1995 là 6%; giai đoạn 1996 - 2000 là 8,2% thì đến giai đoạn 2001 - 2010 mức tăng trưởng là 10,8%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.480 USD, thu ngân sách ước đạt 8.200 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ước tính 9,8

triệu đồng/năm và là 1 trong 5 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước.

Kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại với cơ cấu: dịch vụ du lịch 44,19%, công nghiệp - xây dựng 42,23%, nông - lâm - thủy sản 13,58%.

2.1.2.2. Tổng vốn thu hút đầu tư

Với vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, dịch vụ phát triển, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào; Khánh Hòa đã và đang có các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, hướng sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ cao cấp... Nhờ đó nhiều năm qua, Khánh Hòa là một trong những tỉnh, thành thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 ước đạt 18.051,44 tỷ đồng, tăng 17,52% so với năm 2010. Năm 2011, vốn đầu tư tăng chủ yếu được tập trung vào các dự án đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số dự án đầu tư nước ngoài đang tổ chức triển khai thực hiện, tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án còn thấp, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đầu năm do tình hình lạm phát, lãi suất tăng cao đã hạn chế khả năng huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư, do đó các nhà đầu tư giãn tiến độ hoặc tạm dừng để hạn chế rủi ro trong kinh doanh (so với chỉ số giá cả tăng 15,66% thì tỷ lệ tăng của vốn đầu tư toàn xã hội không đáng kể, đóng góp thấp vào tăng trưởng của tỉnh).

2.1.2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Năm 2011, toàn tỉnh Khánh Hòa có 108 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (XK) đến 81 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch XK toàn tỉnh đạt hơn 696,3 triệu USD, tăng hơn 41,7% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, XK hàng hóa gần 695 triệu USD, tăng 48,75%; hàng hóa địa phương XK hơn 688 triệu USD, tăng hơn 42%. Một số doanh nghiệp có kim ngạch XK đạt khá so với cùng kỳ như: Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin đạt 258,8 triệu USD, tăng gần 95,2%; Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu cà phê 51 triệu USD, tăng gấp 2 lần; Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 đạt 43 triệu USD, tăng 34,4%; Tổng Công ty Khánh Việt 17,7 triệu USD, tăng 43,9%; Xí nghiệp Chế biến hàng song mây XK Nha Trang 14,9 triệu USD, tăng 81,7%... Thị trường XK chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa là thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương.

Theo báo cáo của Sở Công thương, 6 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh Khánh Hòa ước đạt 250 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2010, đạt 55,6% so với kế hoạch năm. Trong đó, nhập khẩu địa phương ước đạt 248,5 triệu USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu của loại hình kinh tế Nhà nước địa phương ước đạt 35 triệu USD, tăng 11%; kinh tế tư nhân và tập thể đạt 46 triệu USD, giảm gần 5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 167,5 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: máy móc thiết bị, vật tư và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, chiếm hơn 96% tổng kim ngạch nhập khẩụ Xuất nhập khẩu tăng cao chủ yếu do Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin tăng kim ngạch XK tàu biển và tăng kim ngạch nhập khẩu thép, máy móc thiết bị để đóng tàụ

2.1.2.4. Lượng khách du lịch

Khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa ngày càng tăng caọ Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, 10 tháng đầu năm 2011, Khánh Hòa đã đón hơn 1.822 triệu lượt khách du lịch (tăng 19,39% so với cùng kỳ năm trước), trong đó có hơn 339.000 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu hơn 1.864,5 tỷ đồng (tăng gần 21,13% so với cùng kỳ). Trong đó, khách đến từ các nước: Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Nga… chiếm số lượng cao, lượng khách các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn còn thấp. Lượng khách và ngày khách lưu trú tăng từ 6 - 8% (khoảng 157.000 lượt khách và 335.000 ngày khách). Riêng khách nội địa chiếm trên 95%.

Có được kết quả này là do chính sách kích cầu của ngành du lịch với tham gia tích cực của nhiều đơn vị du lịch trong tỉnh. Điển hình như Vinpearl Land lượng khách tăng gấp 1,5 lần, doanh thu tăng hơn 18%. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, lượng khách du lịch nội địa sút giảm rõ rệt nhưng lượng khách du lịch quốc tế tăng caọ Ngành du lịch Khánh Hòa hy vọng, năm nay, lượng khách du lịch sẽ đạt 450.000 lượt khách quốc tế.

2.1.2.5. Khu kinh tế, khu công nghiệp

Hiện nay Khánh Hòa cũng đang khẩn trương xây dựng các KCN vừa và nhỏ như KCN Hòn Nghe, Đắc Lộc thuộc thành phố Nha Trang, Diên Phú thuộc huyện Diên Khánh và dự kiến sau khi quy hoạch xong và xây dựng các cơ sở hạ tầng như điện, nước… sẽ xây dựng các dự án để kêu gọi đầu tư vào các khu vực nàỵ Đồng thời tỉnh đã đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và có các chính sách ưu đãi đầu tư

cho từng khu vực. Đến tháng 1/2010, đã có 52 dự án đầu tư nước ngoài vào Khánh Hòa với tổng vốn đăng ký là 396,8 triệu USD. Trong đó:

- KCN Suối Dầu đã có 22 dự án đầu tư (13 dự án đầu tư nước ngoài và 9 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 55,477 triệu USD.

- KKT Vân Phong là khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng container quốc tế giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác. KKT này gồm hai khu chức năng chính là: Khu phi thuế quan gồm cảng trung chuyển quốc tế, khu hậu cần cảng, khu trung tâm thương mại - tài chính; khu thuế quan gồm cảng trung chuyển dầu, cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp, khu du lịch, khu công nghiệp, khu dân cư đô thị và khu hành chính…và là cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế đông - tây và bắc - nam, hoàn toàn phù hợp vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của KKT. Mặt khác, với việc phát triển mô hình KKT tổng hợp ven biển sẽ rất phù hợp để phát triển mô hình kinh tế biển theo chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc giạ Tính đến nay, KKT Vân Phong đã có 84 dự án đăng ký đầu tư (24 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 60 dự án có vốn đầu tư trong nước) với tổng số vốn tương đương 15.207 triệu USD. Trong đó, dự án đã đi vào hoạt động là 27 dự án, với tổng vốn khoảng 307 triệu USD. 36 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang triển khai với tổng vốn khoảng 1.327 triệu USD, đang thực hiện thủ tục là 21 dự án, tổng vốn 13.573 triệu USD. Đặc biệt, KKT Vân Phong đã thu hút được một số dự án có quy mô lớn, có tính động lực phát triển của KKT, của Vùng và của cả nước. Chắc chắn rằng, trong tương lai không xa, KKT Vân Phong và các KCN của Khánh Hòa (Suối Dầu, Vạn Thắng, Bắc Cam Ranh, Nam Cam Ranh, Ninh Thủy…) sẽ được các nhà đầu tư chọn như một nơi đầu tư an toàn, phát triển và đem lại nhiều tiềm năng cho Khánh Hòa, góp phần phát triển kinh tế địa phương nói riêng và cả khu vực nói chung.

2.1.2.6. Các ngành kinh tế mũi nhọn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa, con người đã tạo cho Khánh Hòa lợi thế để phát triển toàn diện các ngành kinh tế và xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới, trong đó có kinh tế biển như: xây dựng cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản, du lịch… Cụ thể:

ạ Du lịch

Đây là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu tỉnh. Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch văn hóa Chàm và văn hóa Sa Huỳnh; du lịch nghỉ ngơi giải trí và thể thao, du lịch cuối tuần; du lịch cảnh quan ven biển, trú đông nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảọ Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Khánh Hòa ra thị trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mớị Chú trọng đầu tư tại Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh,... một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch. Tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nước. Từng bước nâng cao tiêu chuẩn của ngành du lịch ngang tầm quốc tế.

b. Dịch vụ

Phát triển các loại hình dịch vụ (dịch vụ vận tải biển, hàng không, tài chính, ngân hàng, viễn thông…) đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường hiện đại góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Trong đó, tập trung phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu sau:

* Dịch vụ vận tải

Đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong có thể tiếp nhận tàu container trọng tải từ 4.000 - 6.000 TEỤ Năng lực hàng hóa thông qua đạt 500 nghìn TEU trong giai đoạn trước năm 2010, đạt 1 triệu TEU trong giai đoạn từ 2010 trở đi và đạt khoảng 4,5 triệu TEU vào năm 2020. Mở rộng, nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế; có thể đón khoảng 2 triệu lượt khách vào năm 2020.

* Thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu

Phát triển thương mại, xây dựng các Trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại tại Nha Trang, Cam Ranh đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tiêu thụ ổn định các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại địa phương, đồng thời cung ứng đầy đủ và kịp thời các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và hàng hoá tiêu dùng. Xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng

các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị cao, giảm tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế có hàm lượng công nghệ và tri thức thấp. Đến năm 2020 khoảng 2,6 - 2,8 tỷ USD.

c. Công nghiệp

Xây dựng quy hoạch sản xuất từng ngành hàng, coi trọng các ngành và sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại sở tài nguyên và môi trường khánh hòa (Trang 63 - 147)