Quy trình đánh giá người lao động làm việc trong tổ chức

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại sở tài nguyên và môi trường khánh hòa (Trang 46 - 47)

ạ Quy trình chung

Không có chuẩn mực cho xây dựng quy trình đánh giá do có nhiều loại đánh giá và mục đích đánh giá. Mặt khác, quan niệm quy trình đánh giá bao gồm nhiều nội dung liên quan đến đánh giá nên có nhiều cách xây dựng quy trình. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cho các vị trí và các tiêu chí đánh giá (làm hàng năm và dựa vào pháp luật quy định). Có ý kiến cho rằng giai đoạn này cần dựa trên những chuẩn mực chung. Việc xây dựng mới chỉ có thể tiến hành với các công việc mớị Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, môi trường bên ngoài tổ chức thường xuyên biến động. Đánh giá mọi hoạt động hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài và nhiều tổ chức thường xuyên điều chỉnh tiêu chí đánh giá.

- Xây dựng chính sách đánh giá (khi nào, thường xuyên hay định kỳ; ai sẽ tiến hành đánh giá). Các cơ quan Nhà nước đều dựa vào quy tắc định hướng. Trong một số trường hợp cụ thể, có thể đưa ra một số chính sách riêng dựa trên những quy định chung.

- Thu thập thông tin có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của người bị đánh giá. Điều này đòi hỏi một hệ thống thống kê, thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác đánh giá.

- Đánh giá hoạt động của người bị đánh giá.

- Trao đổi ý kiến đánh giá với người bị đánh giá. Nhằm tìm kiếm thông tin phản hồi từ người bị đánh giá. Điều này tránh những hiện tượng thiếu hiểu biết kết quả đánh giá của người bị đánh giá.

- Quyết định kế quả đánh giá và các tài liệu có liên quan. Là một sự chính thức thừa nhận kết quả đánh giá.

b. Quy trình đánh giá công chức theo văn bản pháp luật hiện hành trong cơ quan Nhà nước

Trong quy chế đánh giá công chức hàng năm của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành, quy trình đánh giá công chức tập trung chủ yếu vào giai đoạn đánh giá. Quy trình này gồm các bước cụ thể sau:

- Công chức viết bản tự nhận xét công tác theo nội dung: + Chấp hành chính sách pháp luật Nhà nước.

+ Kết quả công tác (số lượng công việc hoàn thành trong năm).

+ Tinh thàn kỷ luật (ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác, việc thực hiện nội quy cơ quan).

+ Tinh thần phối hợp trong công tác (phối hợp công tác với cơ quan liên quan và đồng nghiệp).

+ Tính trung thực trong công tác (trung thực trong báo cáo cấp trên và tính chính xác trong báo cáo).

+ Lối sống, đạo đức.

+ Tinh thần học tập nâng cao trình độ. + Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị (được bổ nhiệm giữ các chức vụ cấp trưởng, cấp phó phụ trách đơn vị từ cấp phòng, ban, chi nhánh) ngoài những nội dung trên, còn phải đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị, khả năng tổ chức quản lý.

- Tập thể nơi công chức làm việc tham gia vào bản tự nhận xét và ghi phiếu phân loại (không ký tên) công chức.

- Thủ trưởng phụ trách người công chức trực tiếp đánh giá công chức theo từng nội dung quy định trên và tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể để tổng hợp, xếp loại công chức theo 4 mức độ: Xuất sắc, khá, trung bình và kém.

- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thực hiện tự phê bình trước đơn vị, công chức trong đơn vị góp ý kiến, cấp trên trực tiếp đánh giá.

- Thủ trưởng phụ trách trực tiếp đánh giá công chức thông báo ý kiến đánh giá đến từng công chức của đơn vị.

- Công chức có quyền trình bày ý kiến, bảo lưu ý kiến những nội dung không nhất trí về đánh giá đối với bản thân mình nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại sở tài nguyên và môi trường khánh hòa (Trang 46 - 47)