Quản lý việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 95)

9. Những đóng góp của luận văn

1.3.2.7. Quản lý việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho dạy học thể hiện: có trách nhiệm, bổ sung, nâng cấp, bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Hiệu trưởng cần đưa ra các qui định cụ thể về sử dụng thiết bị dạy học, tổ chức hướng dẫn khai thác, sử dụng, kiểm tra giám sát.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học trƣờng THCS

1.4.1. Các yếu tố chủ quan

1.4.1.1. Phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý trường học

Phẩm chất, năng lực là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của cán bộ quản lý. Nếu cán bộ quản lý nhà trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thì sẽ chỉ đạo đúng hướng mục tiêu cấp học.

Cán bộ quản lý có khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể.

Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý cũng là một yếu tố cần cho quản lý dạy học.

1.4.1.2. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên

Trình độ chuyên môn của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL HĐDH. Đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triển khai thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục.

Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có lòng yêu nghề.

1.4.1.3. Số lượng và chất lượng tuyển sinh của nhà trường

Chất lượng và số lượng tuyển sinh đầu vào của các nhà trường cũng là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường đó.

1.4.2. Các yếu tố khách quan

1.4.2.1. Điều kiện trang thiết phục vụ bị dạy học và cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lý.

1.4.2.2. Điều kiện kinh tế- văn hóa xã hội ở địa phương

Kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến giáo dục và hoạt động dạy học của nhà trường. Hiệu trưởng cần nắm được chủ trương đường lối của Đảng, chính sách địa phương, khai thác được thế mạnh và hạn chế khó khăn của địa phương vào hoạt động của nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cơ quan đóng trên địa bàn khu vực trường tuyển sinh cũng như nhân dân địa phương.

Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản đối với công tác quản lý HĐDH ở các trường THCS:

- Các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, trường THCS, quản lý HĐDH ....

- Nội dung cơ bản về quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi.

Cán bộ quản lý nhà trường nói chung và hiệu trưởng nói riêng là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, chính vì vậy cán bộ quản lý các trường cần tìm ra những biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Các biện pháp cụ thể được xác định trên cơ sở nghiên cứu nắm vững lý luận và thực trạng quản lý HĐDH của nhà trường. Xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý là nội dung cơ bản của hoạt động quản lý.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÓ HỌC SINH NỘI TRÚ DÂN NUÔI HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

2.1 Thực trạng giáo dục ở các trƣờng THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ

2.2.1. Qui mô phát triển trường lớp cấp

Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh có 14 trường có cấp THCS; trong đó có 04 trường có học sinh nội trú dân nuôi bao gồm: trường Tiểu học và THCS Kỳ Thượng, trường Tiểu học và THCS Đồng Sơn, THCS Đồng Lâm, THCS Tân Dân. Các trường này đề nằm trên các xã vùng cao của huyện, giao thông đia lại khó khăn. Trường TH&THCS Đồng Sơn, THCS Đồng Lâm đều có 2 điểm trường cách xa nhau từ 13- 25km.

Trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi thực chất là trường học liên cấp tiểu học và trung học cơ sở (TH và THCS) hoặc trường THCS đặt tại trung tâm xã đặc biệt khó khăn được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia đóng góp của nhân dân để học sinh học tập và sinh hoạt tại trường. Hiện nay học sinh nôi trú dân nuôi đều đang được tập trung theo học tại các trường phổ thông với mô hình như sau:

Thực hiện theo điều lệ trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học, đối tượng đầ vào là học sinh lớp 6 đến lớp 9 trong diện nội trú dân nuôi (chỉ dành cho học sinh có nhà cách trường từ 5 km trở lên).

- Khác với trường THCS bình thường là những trường này có học sinh lưu trú, học tập và sinh hoạt tại trường chính đến cuối tuần mới có thể về thăm gia đình tại các thôn bản.

- Chế độ nuôi dưỡng (Đối với học sinh nội trú) do Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 0,4 lần lương tối thiểu/tháng/ học sinh, còn lại do cha mẹ học sinh đóng góp bằng gạo là 12kg/tháng/ học sinh.

- Nhà trường có hệ thống nhà lưu trú cho học sinh. Trước đây do cha mẹ học sinh đóng góp vật liệu địa phương và nhân công xây dựng (chủ yếu là nhà tạm làm bằng tranh, tre, nứa, lá). Hiện nay đã được nhà nước xây phòng ở kiên cố, được trang bị giường chiếu, chăn màn, tủ đựng quần áo và những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày khác.

2.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

- Biên cán bộ quản lý: Đối với trường liên cấp TH, THCS thì có 01 Hiệu trưởng THCS phụ trách chung, 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn THCS, cấp tiểu học có 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn; Trường THCS độc lập thì biên chế theo điều lệ của trường THCS.

- Biên chế giáo viên: trường THCS tổ chức dạy học 1 buổi/ngày đảm bảo giáo viên theo tỷ lệ 1,9 giáo viên/ lớp. Mỗi trường có học sinh nội trú dân nuôi được hợp đồng 01 nhân viên nấu ăn cho học sinh.

- Với cán bộ, nhân viên chưa đảm bảo đủ về cán bộ hành chính phục vụ và thư viện, thiết bị,

2.2.3. Thực trạng về học sinh

2.2.3.1. Đặc điểm học sinh nội trú dân nuôi ở huyện Hoành Bồ

Do đặc thù địa hình miền núi, sự phân bố dân cư không tập trung, phong tục tập quán canh tác của người dân tộc thiểu số là sống dựa vào rừng nên họ sống rất xa các khu trung tâm. Học sinh là con em dân tộc thiểu số cũng phải chịu nhiều thiệt thòi, điều kiện kinh tế gia đình thì eo hẹp (đa số là hộ nghèo, các em vừa phải lao động vừa đi học), trước đây hằng ngày các em phải đi bộ cả chục cây số để đến trường nên rất vất vả. Nhiều học sinh không đủ điều kiện phải bỏ học giữa chừng hoặc có đi học thì cũng buổi đi buổi nghỉ. Đến nay các em được ở tập trung tại trường không phải đi lại trong ngày nên các em có thời gian, đủ sức khoẻ để học tập và tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích... Từ đó các em đã hứng thú hơn trong việc học tập. Học sinh thườngcó các đặc điểm sau:

* Đặc điểm về đời sống xã hội

Các xã vùng cao cách xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Đại đa số nhân dân ở đây đều thuộc dân tộc thiểu số, phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ sinh cao, thu nhập bình quân đầu người rất thấp, chủ yếu dựa vào chăn nuôi và khai thác lâm sản. Điều kiện sống của nhân dân rất khó khăn. Sống xa trung tâm nên học sinh con em dân tộc ở đây chịu nhiều thiệt thòi, không được tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng như: truyền hình, truyền thanh, sách báo,

Internet,... Thậm chí nhiều học sinh còn ăn chưa được no, ngủ chưa được ấm nên nhiều học sinh chậm phát triển về thể lực và trí tuệ. Môi trường sống gần thiên nhiên nên các em thường trầm tính, ít hoà đồng...Những điều kiện đó có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý học sinh dân tộc thiểu số.

* Đặc điểm tâm lý:

Học sinh dân tộc đi học nội trú dân nuôi, nhà cách xa trung tâm xã nên thường nhút nhát và tự ti. Đa số các em là con em hộ nghèo và sống trong khu vực rừng núi thưa dân nên các em rất thiếu vốn từ tiếng Việt và kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trong môi trường tập thể. Các em rất hay tự ái và nếu không thích học là bỏ trốn về nhà, một số học sinh lớn tuổi THCS có biểu hiện quan hệ tình dục tự do và sớm hơn học sinh phổ thông khác nên khó gần và lầm lì.

* Đặc điểm giao tiếp:

Trước khi đến trường, học sinh dân tộc đã được tiếp xúc với cộng đồng dân tộc, tiếp thu truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mình. Môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong gia đình, làng bản nhưng có sức hấp dẫn lớn đối với học sinh. Thông qua con đường giao tiếp tự nhiên, học sinh dân tộc trao đổi thông tin, trao đổi tình cảm trong cuộc sống bằng phương tiện chủ yếu là tiếng mẹ đẻ. Các phương tiện giao tiếp khác rất hạn chế. Do đó lối nói, cách nghĩ, hành vi của học sinh dân tộc có những cách riêng. Trong giao tiếp, các em thiếu mềm mỏng, bộc lộ cảm xúc rỗ rệt song thiếu kỹ năng định vị. Khi giao tiếp với người thân, với bạn bè là thẳng thắn bình đẳng, lời nói ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với giáo viên ít thưa gửi. Gặp người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò quan sát, kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn.

* Đặc điểm nhận thức, ý thức học tập:

Do sống từ nhỏ trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của học sinh dân tộc phát triển khá tốt. Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo, tuy nhiên còn thiếu toàn diện, cảm tính, mơ hồ, không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng. Quá trình tri giác thường gắn với hoạt động trực tiếp, sờ mó, gắn với màu sắc hấp dẫn của sự vật đã tạo ra hưng phấn xúc cảm ở học

sinh. Đối tượng tri giác của học sinh dân tộc chủ yếu là sự vật gần gũi, cây, con, thiên nhiên xung quanh. Đặc biệt hơn do vốn từ tiếng việt của các em rất hạn chế nên quá trình nhận thức của các em gặp rất nhiều khó khăn. Có những câu các em đọc nhưng chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ dẫn đến tư duy sai lệch.

Các em chưa xác định được mục tiêu của việc học tập. Bản tính nhút nhát, không muốn tiếp xúc với các thầy cô giáo nên việc học tập trên lớp cũng không hay trao đổi, tranh luận về kiến thức bài học. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng các em luôn luôn muốn khen động viên chứ không muốn bị chê bai, phê bình.

Việc học tập tại khu nội trú không có sự kèm cặp, động viên, kiểm tra của của cha mẹ. Đa số các em chỉ ngồi vào học bài khi thầy cô giáo đi kiểm tra, đôn đốc. Những em có ý thức học tập thì vẫn luôn thiếu khả năng sáng tạo mà chỉ tiếp thu máy móc theo sự hướng dẫn của thầy giáo.

* Tâm lý học sinh khi ở nội trú

Khi học sinh đến học nội trú, gia đình phó mặc cho các thầy cô giáo, rất ít quan tâm tới việc học tập của con em mình. Học sinh tinh thần tự giác chưa cao. Thường ở trong khu nội trú hay nghĩ ra nhưng trò nghịch, trêu nhau hay trốn vào rừng, xuống suối hái quả, bắt cá.. về ăn và coi đây là thú vui. Chính vì vậy vai trò của thầy cô giáo, vai trò quản lý hoạt động học của nhà trường đối với các em là rất cần thiết để thực hiện được chương trình học tập theo quy định.

* Về sức khỏe:

Do sống gần thiên nhiên, môi trường ít ô nhiễm, phải vận động cơ bắp nhiều nên ngay từ nhỏ các em đã có thể lực khá tốt. Tuy vậy hoàn cảnh gia đình khó khăn, mức sống thấp, kinh phí hỗ trợ của nhà nước còn thấp nên các bữa ăn ở nhà cũng như ở nội trú chưa đảm bảo dinh dưỡng. Do tập tục người dân tộc thiểu số không hay quan tâm đến vệ sinh cá nhân, về sinh phòng ở, vào mùa lạnh tranh thủ tắm nước lạnh lúc trời ấm nên các em hay mắc bệnh đau mắt, cảm cúm, bệnh ngoài da, sởi mỗi khi có dịch.

2.2.3.2. Thực trạng kết quả học tập của học sinh các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi tại huyện Hoành Bồ trú dân nuôi tại huyện Hoành Bồ

Bảng 2.1. Thực trạng kết quả học tập của học sinh các trƣờng THCS có học sinh nội trú dân nuôi tại huyện Hoành Bồ năm học 2011 - 2012

Trƣờng Tổng Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TH&THCS Kỳ Thượng 44 0 0 18 40,9 21 47,7 4 9,1 1 2,3 THCS Đồng Lâm 134 5 3,7 48 35,8 73 54,5 7 5,2 1 0,8 TH&THCS Đồng Sơn 169 12 7,1 46 27,2 97 57,4 12 7,1 2 1,2 Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TH&THCS Kỳ Thượng 44 30 68.2 12 31,8 0 0.0 0 0.0 0 0% THCS Đồng Lâm 134 100 74.6 31 23.1 3 2,3 0 0.0 0 0% TH&THCS Đồng Sơn 169 122 72,2 43 25.4 4 2,4 0 0.0 0 0%

(Nguồn: Điều tra từ Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ, thống kê cuối năm học 2011-2012)

Bảng 2.2. Thực trạng kết quả học tập của học sinh các trƣờng THCS có học sinh nội trú dân nuôi tại huyện Hoành Bồ năm học 2012 - 2013

Trƣờng Tổng Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TH&THCS Kỳ Thượng 42 1 2,4 20 47,6 21 50 0 0 0 0 THCS Đồng Lâm 130 8 6,2 55 42,3 66 50,7 1 0,8 0 0 TH&THCS Đồng Sơn 161 12 7,5 54 33,5 91 56,5 4 2,5 0 0 Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TH&THCS Kỳ Thượng 42 30 71,4 12 28,6 0 0 0 0.0 0 0% THCS Đồng Lâm 130 100 76,9 30 23,4 0 0 0 0.0 0 0% TH&THCS Đồng Sơn 161 125 77,6 4 24,8 1 0,6 0 0.0 0 0%

(Nguồn: Điều tra từ Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ, thống kê cuối năm học 2012-2013)

Về mặt học lực, tỷ lệ học sinh khá giỏi còn thấp (Giỏi, Khá), tỷ lệ học sinh yếu, kém chiếm tỷ lệ còn cao.

Về mặt đạo đức, tỷ lệ học sinh đạt đạo đức khá, tốt(Tốt, Khá) chiếm khá cao, số học sinh xếp loại đạo đức yếu vẫn có những tỷ lệ thấp.

2.2.3.3. Kết quả tốt nghiệp THCS

Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh của các trường THCS có học sinh nội trú dân trường trong những năm học qua đã được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm tăng dần nhưng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại khá, giỏi còn thấp.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp giữa các năm của 3 trường có tăng nhưng còn thấp so với tỷ lệ trung bình của huyện. Thực tế cho thấy chất lượng dạy học của thầy và đặc biệt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 95)