Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 52)

9. Những đóng góp của luận văn

2.3.3.3. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên có vai trò rất quan trọng, thực tiễn giảng dạy trong nhà trường cho thấy: giáo viên nào có ý thức chuẩn bị tốt ( soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giáo viên đó sẽ tốt hơn.

Ý thức được tầm quan trọng của soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, nhà trường đã đề ra một số biện pháp quản lý cơ bản đối với nội dung này. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên qua việc điều tra trưng cầu ý kiến của 90 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện thể hiện trong bảng số liệu 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên hoạt động dạy học

T T Các biện pháp Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt 1 Đưa ra những quy định cụ thể về soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp theo theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

30 47 13 0 3,19 1

2 Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo

án của giáo viên 19 59 12 0 3,08 2

3 Tổ chức kiểm tra thường xuyên

hoặc đột xuất giáo án của giáo viên 12 43 21 14 2,59 4 4

Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho giáo viên về phương pháp tiến hành và cách soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo

12 29 37 12 2,46 5

5

Góp ý nội dung và phương pháp soạn bài, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học. Việc sử dụng các tài liệu tham khảo.

7 30 42 11 2,37 6

6 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh

giá xếp loại giáo viên 15 55 20 0 2,94 3

Qua bảng 2.11 ta thấy: Cán bộ quản lý các trường đã chú trọng đưa ra các quy định cụ thể về soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp và có kế hoạch cụ thể kiểm tra kiểm

tra định kỳ. Tuy nhiên, nhà quản lý chưa tiến hành hoặc ít tiến hành kiểm tra đột xuất giáo viên. Mặt khác vấn đề bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho giáo viên về cách soạn bài và góp ý nội dung, phương pháp soạn bài, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học, việc sử dụng các tài liệu tham khảo chưa được coi trọng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)