Thực trạng quản lý tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 54 - 57)

9. Những đóng góp của luận văn

2.3.3.7. Thực trạng quản lý tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên

Để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên thì việc tự học và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên thu được ở bảng 2.14.

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên T T Nội dung Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt

1 Tổ chức đăng ký nội dung kế

hoạch tự bồi dưỡng 22 47 15 6 2,94 2

2 Chỉ đạo tổ chuyên môn có định

hướng tự bồi dưỡng 23 51 10 6 3,01 1

3

Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng

10 53 16 11 2,69 3

4 Kiểm tra đột xuất hồ sơ tự bồi

dưỡng của giáo viên 5 43 34 8 2,50 4

5 Tổ chức các tổ chuyên môn

báo cáo tự bồi dưỡng 3 40 40 7 2,43 5

Qua khảo sát, bảng 2.15 ta thấy: Quản lý việc tự học và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên chưa hiệu quả, do việc quan tâm chưa đúng mức của nhà trường và do ý thức tự học và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên chưa cao. Các nhà quản lý cũng cần có các biện pháp mạnh hơn và tạo mọi điều kiện thuận lợi, tạo động lực để các giáo viên tích cực hơn trong việc tự học và tự bồi dưỡng chuyên môn.

2.3.3.8. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh là khâu cuối cùng của HĐDH, nó cũng là căn cứ để điều chỉnh HĐDH và quản lý HĐDH. Thông qua kết quả kiểm tra của học sinh để đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục, đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên và năng lực học tập của học sinh. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thu được ở bảng 2.16.

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

T T Nội dung Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt

1 Chỉ đạo việc thực hiện quy chế

kiểm tra và thi học kỳ 45 35 10 0 3.39 1

2

Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá và thi học kỳ bằng trắc nghiệm và tự luận

36 43 11 0 3.28 2

3 Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định

kỳ số lượng điểm theo quy định. 30 46 14 0 3.18 3 4 Kiểm tra việc chấm, chữa và trả

bài của giáo viên 10 26 42 12 2.38 8

5

Tổ chức thường xuyên cho giáo viên và học sinh học quy chế kiểm tra thi cử

22 40 28 0 2.93 5

6 Phân công giáo viên ra đề thi, coi

thi, chấm thi nghiêm túc 29 36 25 0 3.04 4

7 Tổ chức thi cử dân chủ, chính xác,

công khai và công bằng 20 41 25 4 2.86 6

8 Phân tích và đánh giá kết quả học

tập của học sinh 17 40 25 8 2.73 7

Qua khảo sát, bảng 2.16 ta thấy:

Biện pháp được đánh giá thực hiện tốt: Biện pháp chỉ đạo việc thực hiện quy chế kiểm tra và thi học kỳ; biện pháp chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá và thi học kỳ bằng trắc nghiệm và tự luận.

Biện pháp được đánh giá thực hiện chưa tốt: biện pháp kiểm tra việc chấm, chữa và trả bài của giáo viên.

Giáo viên chấm bài ít ghi nhận xét hoặc nhận xét chung chung không ghi cụ thể những chỗ sai trong bài. Việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thường xuyên, nên việc rút kinh nghiệm cho học sinh và điều chỉnh giảng dạy của giáo viên chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 54 - 57)