9. Những đóng góp của luận văn
2.4.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế
Việc đầu tư về tài chính và cơ sở vật chất cho các nhà trường trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực những vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Công tác quản lý chưa thực sự nhạy bén trong điều kiện mới. Cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực và phương pháp quản lý. Việc sử dụng các biện pháp quản lý chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý chưa kiên quyết, chưa mạnh dạn chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
Việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, sử dụng các thiết bị dạy học... nhìn chung chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác bồi dưỡng giáo viên.
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy giáo viên hoàn thành công việc một cách có chất lượng.
Đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ, vẫn còn thiếu giáo viên ở một số bộ môn. Một số giáo viên ngại đổi mới phương pháp, thường dạy theo lối truyền thống, chưa thực sự tự giác trong việc tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Giáo viên khai thác và sử dụng trang thiết bị còn nhiều hạn chế và chưa phát huy tác dụng.
Công tác quản lý, sử dụng khai thác cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ dạy học chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do người phụ trách cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và các phòng hỗ trợ đều là kiêm nhiệm. Các thiết bị thí nghiệm được cấp chất lượng không đảm bảo.
Trong những năm gần đây mặc dù đời sống của cán bộ, giáo viên đã được cải thiện, song so với mặt bằng chung của sự phát triển xã hội thì đội ngũ cán bộ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Điều kiện sinh hoạt, đi lại đối với giáo viên công tác ở những trường có học sinh nội trú còn vất vả.
Chất lượng đầu vào lớp 6 của các trường thấp. Điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn khó khăn nên việc đầu tư học tập cho con em họ còn hạn chế, nhiều gia đình phó mặc cho nhà trường. Phong trào học tập ở các xã trên địa bàn trường đóng chưa có nhiều khởi sắc đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống và học tập của học sinh trong các nhà trường .
Kết luận chƣơng 2
Trong chương này chúng tôi khái quát đặc điểm về địa lý, dân cư và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoành Bồ trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó chúng tôi đề cập tới tình hình giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng của huyện Hoành Bồ.
Đặc biệt cũng trong chương này, thực trạng về quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi cũng được nghiên cứu, bao gồm:.
- Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy
- Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch công tác, hồ sơ chuyên môn của giáo viên
- Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp - Thực trạng quản lý nền nếp lên lớp của giáo viên.
- Thực trạng quản lý việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên. - Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học - Thực trạng quản lý tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên.
- Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh
- Thực trạng quản lý sử dụng đội ngũ và bồi dưỡng giáo viên - Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho HĐDH
Các biện pháp quản lý HĐDH ở các trường trong huyện Hoành Bồ đã đem lại hiệu quả trong quản lý các trường, song cũng còn một số biện pháp chưa phát huy được hiệu quả như đã nêu ở phần trên. Các biện pháp quản lý chưa nhất quán, một số biện pháp quản lý chưa được tiến hành triệt để, chưa vận dụng tốt công cụ quản lý và quyền hạn của nhà quản lý.
Để quản lý có hiệu quả HĐDH tại các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, cần xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý HĐDH hữu hiệu có tính khả thi cao để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THCS CÓ HỌC SINH NỘI TRÚ DÂN NUÔI
HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH