Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 91 - 95)

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục điều chỉnh nội dung chương trình sách giáo khoa phù hợp với mục tiêu cấp THCS, đảm bảo tính tinh giản, cơ bản, hiện đại, thực tiễn song không quá nặng nề về lý thuyết, đảm bảo điều kiện để học sinh phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập.

Nghiên cứu ban hành các tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng để mọi trường THCS có cơ sở pháp lý trong việc đánh giá chất lượng dạy học.

Xây dựng chế độ phụ cấp đối với các nhà giáo công tác ở các trường có học sinh nội trú dân nuôi ngang bằng chế độ ở các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên, đảm bảo hiệu quả và chất lượng.

2.2. Đối với Uỷ ban Nhân dân huyện Hoành Bồ

Cụ thể hóa chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua thành các chính sách của nhà nước đối với giáo dục ở địa phương. Thực hiện quy chế luân chuyển đối với giáo viên công tác ở các trường có học sinh nội trú dân nuôi một cách nghiêm túc đảm bảo thu hút được những giáo viên giỏi, tâm huyết cho giáo dục miền múi. Quan tâm tới công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên công tác ở các trường này.

Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục địa phương. Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, làm cho mọi gia đình, mọi cá nhân tự đánh giá được khả năng học tập của mình từ đó lựa chọn con đường phù hợp.

Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên công tác tại các trường có học sinh nội trú dân nuôi.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện

Tham mưu với Ủy ban Nhân dân huyện có quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Cần có chính sách thu hút các giáo viên giỏi. Đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho các trường, có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, chỉ đạo dạy 2 buổi/ngày đối với các trường có học sinh nội trú.

Có kế hoạch hàng năm tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phổ biến kinh nghiệm.

Xây dựng được đội ngũ giáo viên cốt cán ổn định và lâu dài.

Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường, phản ánh đúng kết quả thanh tra.

2.4. Đối với cán bộ quản lý trường THCS

Cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản quy phạm pháp luật. Biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường để quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý, chỉ đạo HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo một cách tích cực việc đổi mới phương pháp.

Huy động tối đa các nguồn lực hiện có, tạo động lực thúc đẩy người dạy và người học. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cũng như các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý để lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường

cán bộ quản lý Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, NXB Thống kê - Hà Nội.

3. Ban Bí thư TW Đảng (2010), Quy chế đánh giá cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 8/2/2010, Hà Nội.

4. Quyết định số 89 QĐ/TTg ngày 9/01/2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội

học tập giai đoạn 2012 - 2020”. Chính Phủ.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thanh tra toàn diện nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo ban hành kèm Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010

về Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày

12/12/2011 Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 9/2/2010 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009, Hà Nội.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006),Chương trình giáo dục phổ thông, NXB Giáo dục. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày

30/12/2010 V/v: Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, Hà Nội.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt- Bỉ (2010), Dạy và học tích cực, một số

phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.

17. Brian Fidler (2010), Công tác đổi mới quản lý và phát triển trường học,

NXB ĐHSP.

18. Nguyễn Văn Cường (2009), Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở

trường trung học phổ thông, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Hà Nội. 21. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của

Ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

22. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB GD, Hà Nội

23. Học viện Quản lý Giáo dục (2005). Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường

phổ thông, Hà Nội .

24. Học viện Giáo dục quốc gia Singapore-Học viện QLGD (2008), Lập kế hoạch

chiến lược trường phổ thông, Bài giảng cho khóa đào tạo giảng viên nguồn

cấp quốc gia bồi dưỡng hiệu trưởng phổ thông Việt Nam về đổi mới quản lý nhà trường .

25. Học viện Giáo dục quốc gia Singapore-Học viện QLGD (2008), Lập kế hoạch

chiến lược trường phổ thông, Bài giảng cho khóa đào tạo giảng viên nguồn

cấp quốc gia bồi dưỡng hiệu trưởng phổ thông Việt Nam về đổi mới quản lý nhà trường .

26. Trần Kiểm ( 2010), Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội.

27. Vũ Quốc Long (2007), Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường trung học phổ thông, NXB Hà Nội.

28. M.I. Kônđacốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục trung ương- Hà Nội.

29. Trần Hồng Quân ( 1995), Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và

đào tạo, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo TW 1, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30. Phòng GD&ĐT Hoành Bồ (2011), Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011,

Hoành Bồ .

31. Phòng GD&ĐT Hoành Bồ (2012), Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012,

Hoành Bồ

32. Phòng GD&ĐT Hoành Bồ (2013), Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013,

Hoành Bồ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 91 - 95)