Biện pháp 3: Nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 71 - 73)

9. Những đóng góp của luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn

trong quản lý hoạt động dạy học

3.2.3.1. Mục đích

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch cá nhân và quản lý thực hiện tốt quy định về chuyên môn.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ, đề xuất khen thưởng và kỷ luật giáo viên.

- Tổ trưởng là người cung cấp thông tin chính xác về tình hình đội ngũ, là người trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, đáp ứng yêu cầu công việc của quản lý, cũng như điều hành mọi công việc của tổ. Tổ trưởng là người có trách nhiệm, luôn nhạy bén, giỏi nắm bắt, biết điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên để có biện pháp hỗ trợ, bổ sung, lấp chỗ thiếu hụt của giáo viên.

3.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt các nội dung sau: - Tổ trưởng xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch tháng theo sự chỉ đạo của nhà trường, đảm bảo kế hoạch được thực hiện và có kết quả cao.

- Phân công giáo viên và các nhóm bộ môn thực hiện các chuyên đề theo nội dung chương trình, đáp ứng yêu cầu mới về kiến thức và kỹ năng cho học sinh.

- Tổ trưởng và giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy tự chọn phù hợp với trình độ học sinh và trình Ban gián hiệu duyệt. quản lý kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

- Quản lý thực hiện chương trình dạy học: Việc thực hiện đúng chương trình là bắt buộc. Vì vậy tổ trưởng chuyên môn phải theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hiện chương trình của giáo viên qua hệ thống sổ theo dõi và thực tế giảng dạy.

- Quản lý việc soạn giáo án: Việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp có một vai trò rất quan trọng đối với chất lượng mỗi tiết dạy. Tổ trưởng chuyên môn cần đưa ra các quy định về soạn giáo án, giáo án phải trình bày rõ ràng, phản ánh rõ tiến trình dạy có các hoạt động của thầy và trò, hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tổ trưởng thường xuyên kiểm tra và ký duyệt giáo án của giáo viên theo từng tuần hoặc từng tháng.

- Quản lý việc thực hiện nền nếp của giáo viên, đôn đốc nhắc nhở thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Chỉ đạo giáo viên dự giờ và trực tiếp đi dự giờ các giáo viên trong tổ để nắm bắt tình hình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

- Quản lý sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn: Sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo là một tháng hai lần. Để quán triệt những quy định về chuyên môn, đảm bảo nền nếp và tính sư phạm trong dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn được thực hiện với những nội dung sau:

+ Góp ý rút kinh nghiệm về cách soạn giáo án. + Quán triệt những quy định về chuyên môn.

+ Nhận xét các hoạt động định kỳ của tổ và đề ra nội dung sinh hoạt tuần sau. + Báo cáo các chuyên đề về cải tiến phương pháp dạy học, cải tiến nội dung dạy học, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu và các chuyên đề.

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần có nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, phát huy tính dân chủ để các giáo viên trình bày được ý kiến của mình và tiếp thu học hỏi những điều bổ ích, tạo bầu không khí gắn bó, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện.

- Quản lý việc tự học và tự bồi dưỡng: theo dõi việc thực hiện tự học và tự bồi dưỡng bằng kế hoạch cá nhân, giáo viên báo cáo với tổ việc thực hiện các chuyên đề...

- Tổ trưởng tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế và các mặt hoạt động, không dung túng cho những việc làm sai, đôn đốc nhắc nhở kịp thời giáo viên, nắm bắt tình hình giảng dạy của giáo viên qua các kênh: giáo viên chủ nhiệm, học sinh, Ban thường trực cha mẹ học sinh... và báo cáo hiệu trưởng thường xuyên tình hình hoạt động của tổ chuyên môn.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải biết chọn lựa và cân nhắc khi bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. - Có sự đoàn kết, thống nhất cao trong công tác nghiên cứu giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn.

- Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phải biết tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 71 - 73)