Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 28)

9. Những đóng góp của luận văn

1.2.3.2. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học

Hoạt động dạy và hoạt động học có mục tiêu rõ ràng, có nội dung nhất định, do các chủ thể thực hiện - đó là thầy và trò, với những phương pháp và phương tiện nhất định. Sau một chu trình vận động, các hoạt động dạy và học phải đạt tới những kết quả mong muốn. Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quản lý nhà trường là: hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của hiệu trưởng chủ

yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò.

Hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm nhất, cơ bản nhất của nhà trường. Trong mỗi nhà trường, có nhiều hình thức hoạt động nhưng chung quy lại tất cả đều phục vụ cho hoạt động động dạy học. Tiếp cận trên quan điểm hệ thống thì dạy học là một quá trình và: „„Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học - hoạt động dạy và hoạt động học‟‟ [11 ; 134].

Thông qua hoạt động dạy học, nhà trường cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, phát triển trí tuệ, năng lực tư duy và hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Từ đó nhằm nâng cao trình độ học vấn phổ thông, hoàn thiện nhân cách, hình thành thái độ, lối sống văn hoá. Mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học là làm cho học sinh trở thành những con người có đầy đủ kiến thức, có năng lực thực tiễn, năng động, sáng tạo trong công việc. Tóm lại, dạy học chính là con đường cơ bản nhất để đạt đến mục đích giáo dục tổng thể.

Quá trình dạy học bao gồm các thành tố sau:

* Mục tiêu dạy học: Thể hiện ở yêu cầu của xã hội đối với nhà trường. Thường thì đó là yêu cầu về hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết mà học sinh có được trong quá trình dạy học.

* Nội dung dạy học: Là hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện được thể hiện ở nội dung chương trình và kế hoạch dạy học

* Phương pháp dạy học: Là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên với học sinh trong quá trình dạy học.

*Phương tiện dạy học bao gồm: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho quá trình dạy học

* Hình thức tổ chức dạy học. * Giáo viên;

* Học sinh;

Các thành tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau chặt chẽ và có mối liên hệ với môi trường theo mô hình sau:

Như vậy từ sơ đồ trên ta thấy rằng các thành tố của hoạt động dạy học có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ, có sự tác động qua lại lẫn nhau trong sự tương tác với môi trường tự nhiên, xã hội.

Về bản chất, hoạt động dạy học là hai hoạt động phối hợp và tác động với nhau, nếu thiếu một trong hai hoạt động đó thì quá trình dạy học không thể diễn ra. Chúng là hai hoạt động thống nhất biện chứng với nhau, tạo ra một hoạt động chung.

Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động lãnh đạo, tổ chức điều kiển hoạt động nhận thức học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tòi, khám phá tri thức qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân.

Hoạt động học của học sinh là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý, biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân.

Mục tiêu dạy học

ND PP PT TC

Giáo viên

Học sinh

Kết quả Kiểm tra, đánh giá

Môi trường xã hội Môi trường Tự nhiên

Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu khái niệm hoạt động dạy học như sau. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “ Quá trình dạy học là tập hợp những hoạt động liên tiếp và thâm nhập vào nhau của thầy và trò dưới sự hướng dẫn của thầy nhằm làm cho trò phát triển nhân cách và qua đó đạt được mục đích dạy học”.

Theo các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: “ Quá trình dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo vào thực tiễn trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách của người học theo mục đích giáo dục”

Các khái niệm trên đều nêu bật được mối quan hệ giữa hai hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học, cho thấy vai trò chủ đạo của thầy giáo với hoạt động dạy và vai trò chủ động của học sinh với hoạt động học. Một cách khái quát, có thể hiểu:

Hoạt động dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 28)