Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo và thực hiện nâng cao chất lượng đổi mớ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 95)

9. Những đóng góp của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo và thực hiện nâng cao chất lượng đổi mớ

phương pháp kèm cặp, giúp đỡ học sinh, nhóm học sinh trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của trường nội trú dân nuôi

3.2.4.1. Mục đích

- Nhà trường phải dạy cho học sinh biết phát huy tính tích cực trong học tập, khả năng vận dụng kiến thức, khả năng thích ứng với cuộc sống.

- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy học.

- Đổi mới phương pháp dạy học góp phần khơi dậy và kích thích động cơ học tập, xây dựng nền nếp học tập và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn vươn lên cho học sinh. Đồng thời cũng tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tự bồi dưỡng về kiến thức và phương pháp sư phạm, tình cảm nghề nghiệp, thương yêu học trò

3.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan. Đối với trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải hiểu rõ đối tượng học sinh, từ đó lựa cho phương pháp tích cưc, sát với đối tượng. Làm sao để của học sinh tập trung được suy nghĩ nhiều, hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn

Giáo viên phải nắm vững các phương pháp dạy học, biết sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo phương pháp truyền thống còn có giá trị, đồng thời phối hợp chúng với các phương pháp dạy học hiện đại theo một hệ thống phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng bài dạy, với điều kiện phương tiện, trang thiết bị hiện có của nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực, độc lập sáng tạo, hiệu quả.

Tăng cường chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: cả thầy và trò đều hoạt động, giáo viên phải là người tổ chức và dẫn dắt học sinh, tạo ra bầu không khí cởi mở trong lớp học, phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động học tập của học sinh.

Việc đổi mới phương pháp dạy học cần gắn với việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa, yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng của bộ môn.

Bồi dưỡng các kỹ năng về sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong thực hiện chương trình, sách giáo khoa.

* Các biện pháp về đổi mới phương pháp cho đội ngũ giáo viên:

- Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết của đổi mới phương pháp dạy học đối với từng bộ môn ngay từ đầu năm học phù hợp với đặc thù riêng của nhà trường. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai kế hoạch: Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị...

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. - Quy định và quản lý nền nếp và chất lượng các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn: Trao đổi, thảo luận, lựa chọn các phương pháp phù hợp cho từng bài dạy và phù hợp với nội dung của chương trình mới.

- Tổ chức hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm những đơn vị thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời tiến hành các buổi thao giảng mẫu về lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình mới.

- Duy trì và phát triển hoạt động thao giảng, thi tay nghề đối với tất cả giáo viên. Thiết lập và thực hiện các quy định của nhà trường về lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung mới trong khâu soạn bài, giảng bài và kiểm tra đánh giá học sinh.

- Thúc đẩy việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, nắm vững chương trình, sách giáo khoa mới và những điểm mới về kiến thức cần truyền tải cho học sinh.

- Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị phục vụ dạy học như: tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn, sách giáo viên, đồ dùng thiết bị đảm bảo theo quy định của Bộ.

- Tổ chức tốt thư viện nhà trường phục vụ cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.

- Quản lý các nguồn lực cơ sở vật chất- thiết bị giáo dục của nhà trường nhằm thực hiện tốt đổi mới chương trình. Đồng thời làm thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên về việc tích cực sử dụng thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi bồi dưỡng và tự bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học.

Tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra một cách chặt chẽ. Việc đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy phải được thực hiện nghiêm túc để chỉ ra những mặt được và chưa được để điều chỉnh phương pháp dạy học. Tăng cường dự giờ thường xuyên và đột xuất, kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học và khả năng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Sau kiểm tra đánh giá các hoạt động về đổi mới phương pháp dạy học, phải động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên tích cực và đạt kết quả tốt, nghiêm túc nhắc nhở, phê bình những giáo viên chưa thực hiện tốt về quy định đổi mới phương pháp dạy học.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có được đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Đặc biệt giáo viên phải là những người có ý chí vươn lên, tiếp cận nhanh trong việc đổi mới phương pháp.

- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị và phòng học để giáo viên có điều kiện thực hiện tối đa khả năng chuyên môn của mình.

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng phƣơng pháp dạy sát đối tƣợng học sinh nội trú,

phù hợp với hoàn cảnh học sinh phải tự giác ăn ở, học hành.

3.2.5.1. Mục đích

- Phân loại học sinh để giáo viên có phương pháp dạy phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của học sinh, kích thích tính tích cực, tự tin, tự giác trong việc lĩnh hội kiến thức kiến thức. Trên cơ sở phân loại, giáo viên tổ chức củng cố và ôn tập cho học sinh yếu, bù đắp các kiến thức đã thiếu hụt, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Nhờ đó mà nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

- Kiểm tra đánh giá giúp nhà trường xác định kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu của chương trình các môn học, tìm ra được nguyên nhân tồn tại trong việc tiếp thu vận dụng kiến thức, từ đó giáo viên có biện pháp khắc phục thiếu sót. Kết quả kiểm tra đánh giá, cung cấp thông tin cụ thể về tình hình học tập của học sinh làm cơ sở cho việc giáo viên đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy.

3.2.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

a. Phân loại học sinh để dạy phù hợp với đối tượng

- Đầu năm tiến hành khảo sát chất lượng học sinh để làm cơ sở phân loại và xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.

- Lập kế hoạch phụ đạo, tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu theo bộ môn.

- Thông báo kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và phối hợp với phụ huynh học sinh tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục.

- Phân công giáo viên có tinh thần trách nhiệm, có kinh nghiệm, có trình độ vững vàng trong dạy học để phụ đạo học sinh yếu kém.

- Trong công tác tuyển sinh đầu cấp (lớp 6) nhà trường nên có biện pháp phân loại học sinh có học lực khá giỏi xếp vào một lớp và chọn các giáo viên có năng lực

chuyên môn tốt vào giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tại các lớp đó để bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia các đội tuyển học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện. Các lớp tập trung các em học sinh có lực học trung bình và yếu, chọn giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, trình độ chuyên môn vững làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy. Hiệu trưởng thường xuyên giám sát việc thực hiện giảng dạy kiến thức mới và phụ đạo kiến thức cũ cho học sinh.

Giáo viên thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của học sinh để báo cáo cho nhà trường và phụ huynh học sinh.

b. Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng đầu năm, kiểm tra cuối học kỳ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên.

- Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn thống nhất nội dung, kiến thức, kỹ năng trọng tâm, phân công giáo viên ra đề kiểm tra. Đề thi đảm bảo chính xác, bảo mật, đúng kiến thức cơ bản, đúng trọng tâm, phân loại được học sinh, đồng thời kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận tùy theo môn học.

- Tổ chức cho giáo viên và học sinh học tập quy chế thi. Tiến hành coi thi, chấm thi nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng.

- Cần đánh giá phân tích kết quả sau mỗi lần tổ chức thi. Rút kinh nghiệm về các khâu ra đề, coi thi, chấm thi, việc dạy và học tập của học sinh để từ đó có các điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có kế hoạch phân loại học sinh chính xác thông qua các bài kiểm tra khảo sát đầu năm, theo dõi ý thức học tập trên lớp và khu nội trú

- Cần có sự phối hợp đồng bộ của các giáo viên trong việc kiểm tra đánh giá học sinh để đảm bảo công bằng, khách quan.

- Trong kiểm tra đánh giá học sinh cần có hệ thống ngân hàng đề thi, câu hỏi trong kiểm tra đánh giá đảm bảo đúng trọng tâm, vừa sức đối với học sinh.

- Rà soát và theo dõi thường xuyên kết quả học tập của học sinh để phân loại sát và đúng đối tượng.

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học thông qua xã hội hóa giáo dục học thông qua xã hội hóa giáo dục

3.2.6.1. Mục đích

- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học.

- Tạo điều kiện cho giáo viên khai thác và sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho HĐDH. Đồng thời giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện các yêu cầu của giảng dạy ( soạn bài, giảng bài, chấm bài....đánh giá kết quả học tập của học sinh)

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng các thiết bị dạy học và bảo quản cơ sở vật chất của của nhà trường cho giáo viên và học sinh.

3.2.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

- Tham mưu với các cấp để khi xây dựng trường lớp phải đảm bảo đúng quy cách, phù hợp với trường THCS, đảm bảo vệ sinh học đường, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ bàn ghế theo quy định về kích thước cho học sinh THCS .

- Xây dựng kế hoạch từng năm học và lâu dài về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Phân khai nguồn tài chính cho các trường để thường xuyên bổ sung mua sắm các tài liệu tham khảo cho thư viện, các thiết bị cần thiết phục vụ dạy học, đồng thời tu bổ, sửa chữa các thiết bị còn có thể sử dụng được cho HĐDH.

- Huy động cộng đồng tham gia xây dựng thư viện bằng nhiều hình thức, khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách được cấp, đồng thời tích cực huy động các nguồn kinh phí khác, tăng cường xây dựng các mối quan hệ của nhà trường và tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm huy động tối đa các nguồn lực của cộng đồng, tranh thủ sự đóng góp ủng hộ của tập thể, cá nhân và các nhà hảo tâm cho nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học. Tăng cường quản lý và chỉ đạo các bộ phận liên quan hoạt động có hiệu quả và khai thác tối đa các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học.

- Tổ chức mời các chuyên gia tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phương tiện, trang thiết bị cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Bố trí đủ các cán bộ có chuyên môn làm công tác phụ trách thí nghiệm, thực hành.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng danh mục các bài có sử dụng thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch của giáo viên, đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc sử dụng các trang thiết bị dạy học.

- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ khi có biến động về tổ chức và điều kiện khách quan.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài và phải biết đánh giá, ưu tiên cho những công việc cụ thể.

- Phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện có trình độ chuyên môn theo đúng ngành mình phụ trách.

- Mọi thành viên trong nhà trường, đặc biệt là các giáo viên bộ môn:Vật lý, Hóa học, Sinh học.. phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc bảo quản, sử dụng và đề xuất mua sắm các thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Phải có đủ các phòng học bộ môn, phòng thực hành, phòng học tin học và phòng đựng các thiết bị thí nghiệm. Phải biết khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị một cách có hiệu quả.

- Đưa việc sử dụng thiết bị phục vụ dạy học là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy và xếp loại thi đua.

3.2.7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và các hoạt động dạy học dạy học

3.2.5.1. Mục đích

Đưa công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động dạy học là việc làm mang tính cấp thiết trong thời đại ngày nay.

Biện pháp này nhằm trang bị kiến thức và từng bước nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm quản lý và phần mềm dạy học cho cán bộ quản lý và giáo viên, hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cao nhất cho công tác dạy học. Xây dựng được môi trường thông tin hiện đại, tạo thói quen làm việc với máy tính cho cán bộ

giáo viên, khai thác hiệu quả tiện ích và các thông tin trên mạng Internet nhằm cập nhật kiến thức và phục vụ chuyên môn.

Biện pháp này còn giúp cho cán bộ giáo viên và học sinh từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại, giúp hiệu trưởng quản lý nhà trường một cách khoa học, chính xác.

3.2.5.2. Nội dung

- Bồi dưỡng, trang bị kiến thức tin học cho cán bộ giáo viên nhà trường, nhất là kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong dạy học như: Powerpoint; Plash; Violet; Ulead Videostudio,….

- Đảm bảo 100% cán bộ giáo viên có mặt bằng cơ bản là trình độ A tin học. - Sử dụng rộng rãi các phần mềm ứng dụng của giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là: Phần mềm quản lý điểm, quản lý thi; phần mềm quản lý cán bộ; phần mềm xếp thời khoá biểu; Phần mềm soạn giáo án điện tử Violet, Powerpoint; …

- Thực hiện việc quản lý nhà trường thông qua các phần mềm quản lý, lưu trữ thông tin về cán bộ giáo viên, học sinh và chất lượng giáo dục trong các phần mềm quản lý. Thực hiện nghiêm túc việc vào điểm, tính điểm, đánh giá xếp loại học lực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)