Thực trạng quản lý việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 53)

9. Những đóng góp của luận văn

2.3.3.5. Thực trạng quản lý việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên

Việc dự giờ, nhận xét đánh giá giờ dạy của giáo viên sẽ thúc đẩy việc chuẩn bị bài và soạn bài của giáo viên được nghiêm túc hơn, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Qua khảo sát thực trạng quản lý việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên. Kết quả thu được ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên T T Nội dung Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt

1 Lập kế hoạch và chỉ đạo dự giờ 34 47 9 0 3,28 2 2 Quy định chế độ dự giờ đối với

giáo viên 38 46 6 0 3,36 1

3 Dự giờ đột xuất các giáo viên 10 20 54 6 2,38 6 4 Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh

giá sau giờ dạy 15 60 15 0 3,00 4

5

Thường xuyên tổ chức thao giảng để dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ

12 61 17 0 2,94 5

6

Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở hàng năm ở tất cả các môn

6 15 57 12 2,17 7

7 Dự giờ khi có đổi mới phương pháp 22 61 7 0 3,17 3 Các trường đã xây dựng được quy định chế độ dự giờ đối với các đối tượng và các biện pháp để đảm bảo thực hiện tốt quy định được đánh giá cao.

Việc dự giờ về cơ bản giáo viên thực hiện theo quy định, nhưng việc rút kinh nghiệm hiệu quả chưa cao, còn mang tính chiếu lệ, còn nhận xét chung chung, không đi sâu vào thống nhất nội dung, phương pháp. Việc dự giờ đột xuất của cán bộ quản lý còn hạn chế.

Chưa tổ chức thao giảng thường xuyên, nếu có mỗi năm chỉ tổ chức thao giảng một lần và chỉ tập trung vào một số ít môn cơ bản. Đặc biệt công tác tổ chức thi giáo viên giỏi cấp cơ sở hầu hết các trường chưa tổ chức được.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 53)