9. Những đóng góp của luận văn
3.2.8. Biện pháp 8: Tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ cán bộ,
nghiệm sau mỗi năm học để làm tốt hơn, khắc phục các nhược điểm xảy ra trong quá trình thực hiện.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Bản thân hiệu trưởng phải có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong nhà trường, có trình độ tin học cơ bản và biết sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng. Có kế hoạch từng trang bị các phương tiện dạy học hiện đại
- Nhà trường phải có giáo viên dạy tin học có trình độ tốt, biết khăc phục những sự cố thiết bị, nhiệt tình trong công tác, quản lý hiệu quả hệ thống phương tiện, máy tính của nhà trường, hỗ trợ đắc lực cho cán bộ giáo viên nhà trường trong việc tự học tự nâng cao trình độ.
- Nhà trường phải tham mưu tốt và được Phòng GD&ĐT đầu tư kinh phí để xây dựng, mua sắm các trang thiết bị hiện đại.
- Nhà trường phải có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, có trình độ, nhiệt tình, trách nhiệm, hăng hái tiếp thu cái mới.
3.2.8. Biện pháp 8: Tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên bộ, giáo viên
* Mục đích yêu cầu:
Để thực hiện quản lý hoạt động dạy học đạt kết quả hiệu trưởng cần phải chuyển đổi được từ việc bồi dưỡng trong kế hoạch sang tự học, tự bồi dưỡng một cách tự giác và trở thành phong trào trong nhà trường. Để thực hiện được việc này,
hiệu trưởng cần tạo cho giáo viên được chủ động tìm kiếm phương pháp dạy học; khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học từ khâu soạn giáo án, sử dụng thiết bị hỗ trợ dạy học, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đối với từng nội dung bài giảng.
Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng thông qua việc xây dựng kế hoach học tập cho bản thân trong năm học, có kiểm tra đánh giá. Giáo viên tự học tốt sẽ dạy cho học sinh tự học tốt thức đẩy naang cao chất lượng dạy học. Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch cụ thể yêu cầu cá nhân đăng ký kế hoạch tự học tập trong năm học, coi đây là tiêu chí đánh giá thi đau của giáo viên.
* Nội dung tự học tự bồi dưỡng:
Tùy theo khả năng của từng người mà mức độ, hình thức bồi dưỡng là khác nhau, có thể là:
- Tự đọc thêm tài liệu để tăng cường các tri thức về chuyên môn theo nội dung chương trình sách giáo khoa; từ đó tìm ra phương pháp dạy học (PPDH) cho từng nội dung kiến thức một cách hợp lý nhất.
- Tự bồi dưỡng về năng lực thực hành, thao tác sử dụng các PPDH tích cực. - Tự bồi dưỡng về năng lực thực hành các kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học trước khi thiết kế bài day.
* Cách thức thực hiện:
Để làm tối công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên hiệu trưởng cần bám vào các văn bản chỉ đạo về nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, viên chức, của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT như chỉ thị 40-CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bội quản lý giáo dục; Chỉ thị số 03 40-CT/TW về đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương dạo đức tự học và sáng tạo, Luật viên chức, Điều lệ trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học, Đề án xây dựng xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2010, Nghị quyết số 01 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh về đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong gia đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch chi tiết phù hợp với điều kiện nhà trường để chỉ đạo tự bồi dưỡng đội ngũ cho từng năm học và các năm tiếp theo. Kế hoạch này phải dịch chuyển từ đầu tư bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng mà tập trung chủ yếu vào khâu đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS. Nắm chắc và phân loại, đánh giá đúng năng
lực của từng giáo viên thông qua đánh giáo xếp loại của tổ chuyên môn, thông qua dự giờ, qua đánh giá của học sinh tập trung chú ý đến phương pháp dạy học.
Chỉ đạo tổ chuyên môn xác định cho từng cá nhân nội dung phải bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Xác định những yêu cầu bồi dưỡng trước mắt, lâu dài, những nội dung cần đạt được trong một học kỳ, một năm học.