Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 43 - 95)

9. Những đóng góp của luận văn

2.2.7.Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và đổi mới PPDH

Các hoạt động chuyên môn triển khai đến giáo viên thông qua tổ chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn là người chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của tổ theo kế hoạch của nhà trường, chịu trách nhiệm chất lượng chuyên môn của tổ. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy thu được ở bảng 2.7.

Bảng 2.5. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và việc đổi mới phƣơng pháp dạy học

T

T Nội dung thực hiện

Số ngƣời tán thành ở các mức độ Thực hiện tốt Thực hiện Trung bình Thực hiện chƣa tốt SL % SL % SL %

1 Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường 73 81,1 17 18,9 0 0 2 Sinh hoạt tổ, nhóm để trao đổi chuyên

môn nghiệp vụ 28 31,1 50 55,6 12 13,3

3 Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 47 52,2 30 33,3 13 14,5 4 Thực hiện nội dung chương trình 58 64,4 29 32,3 3 3,3 5 Kiểm tra đánh giá học sinh 48 53,3 42 46,7 0 0

Tổ trưởng đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của nhà trường ( 81,1% ý kiến đánh giá thực hiện tốt). Việc chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình, đổi mới phương pháp và kiểm tra đánh giá học sinh đã thực hiện tương đối tốt ( trên 52% ý kiến đánh giá thực hiện tốt )

Các tổ trưởng chuyên môn đã nhận thức được vai trò quản lý tổ, xây dựng được chương trình hoạt động chung của tổ. Tuy nhiên chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn đạt kết quả chưa cao, vì còn dùng nhiều thời gian cho sự vụ, thời gian bàn bạc trao đổi về nội dung chuyên môn, phương pháp còn ít. Việc trao đổi kinh nghiệm gần như không có. Cần phải tăng cường thời gian cho họp nhóm chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm, bàn bạc về nội dung chương trình và yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc nền nếp sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý tại các trƣờng THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Mục tiêu, phương pháp và quy trình tìm hiểu thực trạng

Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐDH ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã thực hiện quy trình nghiên cứu dưới đây:

2.3.1.1. Mục tiêu

Hiểu biết được nội dung quản lý HĐDH và một số biện pháp quản lý HĐDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã có và đang áp dụng trong điều kiện hiện nay. Qua đó thấy được những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những thành công, hạn chế thông qua sự tự đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên.

2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi đã lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu dưới đây:

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến tiến hành điều tra, khảo sát 90 khách thể, bao gồm: 13 hiệu trưởng, 11 phó hiệu trưởng các trường có cấp học THCS, 06 cán bộ quản lý phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ và 60 giáo viên của 3 trường THCS Đồng Lâm, TH&TH&THCS Đồng Sơn, TH&THCS Kỳ Thượng là những trường có học sinh nội trú dân nuôi.

Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:

+ Tìm hiểu thực tế việc tự đánh giá về nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của từng nội dung trong quản lý HĐDH và tìm hiểu thực tế tự đánh giá nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học.

Chúng tôi đã sử dụng phiếu tự đánh giá có 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.

+ Tìm hiểu thực tế về tự đánh giá các mức độ thực hiện các nội dung của quản lý HĐDH ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

Chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá có 4 mức độ và tính điểm theo mỗi mức độ: Rất tốt : 4 điểm;

Tốt : 3 điểm; Bình thường : 2 điểm; Chưa tốt : 1 điểm.

Điểm trung bình : X điểm ( 1 X 4)

Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n X : Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i

Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n : Số người tham gia đánh giá

- Quan sát hoạt động quản lý, tham dự hội thảo, dự giờ thăm lớp. - Trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. - Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục.

2.3.1.3. Quy trình thực hiện

- Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát. - Xây dựng bộ phiếu hỏi theo các nội dung trên. - Xác định thành phần điều tra khảo sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện việc điều tra, khảo sát.

- Thu thập các phiếu điều tra và xử lý các phiếu điều tra. - Tổng hợp kết quả trả lời và các ý kiến phỏng vấn.

2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lý về biện pháp quản lý hoạt động dạy học và nhận thức của giáo viên về sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học nhận thức của giáo viên về sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học

2.3.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về biện pháp quản lý hoạt động dạy học

Để tìm hiểu về mức độ nhận thức của cán bộ quản lý về biện pháp quản lý HĐDH. Bản thân đã xây dựng bảng hỏi để điều tra 20 cán bộ quản lý. Kết quả thu được ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Ý kiến của cán bộ quản lý về sự cần thiết của việc quản lý hoạt động dạy học

TT Nội dung quản lý

Mức độ nhận thức Cần thiết Ít cần thiết Không cần SL % SL % SL %

1 Quản lý thực hiện chương trình giảng dạy 16 80,5 4 20,0 0 0

2 Quản lý lập kế hoạch công tác, hồ sơ

chuyên môn của giáo viên 14 70,0 6 30,0 0 0

3 Quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp

của giáo viên 12 60,0 8 40,0 0 0

4

Quản lý nền nếp lên lớp của giáo viên, công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

học sinh 16 80,5 4 20,0 0 0

5 Quản lý hoạt động dự giờ và đánh giá giờ

dạy của giáo viên 14 70,0 6 30,0 0 0

6 Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy 12 60,0 8 40,0 0 0

7 Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng

chuyên môn 8 40,0 12 60,0 0 0

8 Quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của học sinh 10 50,0 10 50,0 0 0

9 Quản lý hoạt động học của học sinh 12 60,0 8 40,0 0 0

10 Quản lý sử dụng đội ngũ và bồi dưỡng đội

ngũ giáo viên 17 85,0 3 15,0 0 0

11 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục

Kết quả điều tra phản ánh nhận thức của cán bộ quản lý các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ, đa số cán bộ quản lý đều nhận thức thấy các nội dung của quản lý HĐDH là rất cần thiết và cần thiết. Song kết quả cũng cho thấy một số cán bộ quản lý chưa chú trọng trong việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học; quản lý tự học và tự bồi dưỡng, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, chưa quan tâm tới bồi dưỡng học sinh yếu kém.

Nhận thức của cán bộ quản lý về các nội dung quản lý HĐDH đa phần là rất cần thiết và đã chú trọng các biện pháp hành chính, nền nếp. Trong thực tế để đáp ứng được yêu cầu giáo dục THCS hiện nay thì việc quản lý tự học và tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, quản lý đổi mới phương pháp dạy học, quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, quản lý về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là rất cần thiết.

2.3.2.2. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tìm hiểu về mức độ nhận thức của giáo viên về sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học. Chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi để điều tra 10 hiệu trưởng 10 phó hiệu trưởng và 60 giáo viên. Kết quả thu được ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học

TT Nội dung

Mức độ nhận thức Cần thiết Ít cần thiết Không cần

SL % SL % SL %

1 Cần nắm vững trình độ học sinh để tác

động đúng hướng 63 78,8 14 17,4 3 3,8

2

Giáo viên cần vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy, nhất là phương pháp đặc

trưng của bộ môn. 57 71,3 19 23,7 4 5,0

3

Cần sáng tạo trong việc áp dụng các thông tin mới về phương pháp giảng dạy

nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 49 61,3 23 28,7 8 10,0 4

Giáo viên cần nâng cao vấn đề tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 46 57,5 21 26,2 13 16,3

5

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy: có 80 giáo viên được hỏi ý kiến về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học thì đa số tán thành các nội dung đổi mới phương pháp là rất cần thiết. Trong đó nội dung cần nắm vững trình độ học sinh để tác động đúng hướng được tán thành rất cao ( 78,8% cho là rất cần thiết), tiếp đó là nội dung: trong giảng dạy giáo viên cần vận dụng tốt các phương pháp, nhất là phương pháp đặc trưng của bộ môn cũng được đa số tán thành ( chiếm 71,3% cho là rất cần thiết); Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong học tập cho học sinh ( 63,8% là rất cần thiết).

2.3.3. Thực trạng về các biện pháp quản lý thực hiện nội dung HĐDH

2.3.3.1.Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy

Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy là vấn đề cần thiết để đảm bảo truyền tải nội dung kiến thức cho học sinh, các nhà quản lý đã đưa ra nhiều biện pháp, nhằm giúp giáo viên thực hiện đúng chương trình và quản lý việc thực hiện chương trình. Qua khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy ta thu được kết quả ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chƣơng trình T

T Nội dung quản lý

Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất tốt Tốt thƣờng Bình Chƣa tốt 1

Yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình và cụ thể hóa các quy định thực hiện chương trình

35 46 9 0 3,29 1

2

Tổ chuyên môn kiểm tra kế hoạch giảng dạy và thực hiện chương trình của giáo viên

21 44 25 0 2,96 4

3 Đánh giá việc thực hiện tiến độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảng dạy qua sổ đầu bài 28 46 16 0 3,13 2

4 Giám sát thực hiện chương trình

môn học qua vở ghi của học sinh 17 22 44 7 2,54 5 5 Xử lý những sai phạm về thực

Trên cơ sở chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn của Sở giáo dục, các nhà quản lý cùng các tổ chuyên môn đã làm tốt việc cụ thể hóa một số quy định về thực hiện chương trình và yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình. Đồng thời qua sổ đầu bài cũng như việc theo dõi hàng ngày để các nhà quản lý kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên.

Bên cạnh đó việc giám sát thực hiện chương trình qua vở ghi của học sinh và tổ chuyên môn kiểm tra kế hoạch giảng dạy, thực hiện chương trình của giáo viên chưa được thực hiện tốt. Việc xử lý các sai phạm thực hiện chương trình chưa thực sự mạnh mẽ.

Những điểm yếu trên, thuộc về trách nhiệm của các nhà quản lý, do vậy cần phải đưa ra các biện pháp thiết thực để khắc phục, trước hết giáo viên phải tự giác và có trách nhiệm, các tổ trưởng chuyên môn cần phải có năng lực quản lý tổ chuyên môn và giám sát chặt chẽ.

2.3.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch công tác, hồ sơ chuyên môn của giáo viên giáo viên

Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lý. Muốn chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra tốt đều phải dựa vào việc lập kế hoạch. Việc quản lý lập kế hoạch, hồ sơ chuyên môn của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý HĐDH. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch công tác, hồ sơ chuyên môn của giáo viên thu được ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch

TT Nội dung Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt

1 Cụ thể hóa nhiệm vụ năm học

và quy chế chuyên môn 38 45 3 4 3,30 1

2 Xây dựng quy định cụ thể về

kế hoạch cá nhân 23 60 4 3 3,14 2

3 Tổ chức kiểm tra về xây dựng

và thực hiện kế hoạch cá nhân 18 63 4 5 3,04 3 4 Sử dụng kết quả kiểm tra kế

Vào mỗi đầu năm học, hiệu trưởng triển khai nhiệm vụ năm học mới của các cấp quản lý giáo dục và nhiệm vụ năm học của nhà trường. Từ đó tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch, trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, tổ chuyên môn, nhà trường lập kế hoạch chung, thông qua hội đồng giáo dục để thống nhất và từ đó chỉ đạo thực hiện.

Qua bảng 2.9 ta thấy biện pháp cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và quy chế chuyên môn và biện pháp xây dựng quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân được đánh giá thực hiện tốt.

Biện pháp tổ chức kiểm tra về xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân và sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại giáo viên được đánh giá ở mức thấp hơn.

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

TT Nội dung Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt

1 Quy định nội dung, số lượng

cụ thể của hồ sơ chuyên môn 50 30 10 0 3,44 1 2 Kiểm tra đột xuất hồ sơ

chuyên môn 24 32 25 9 2,79 5

3

Lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ

hồ sơ chuyên môn 30 44 16 0 3,16 3

4 Nhận xét, đánh giá yêu cầu

điều chỉnh sau kiểm tra 20 47 16 7 2,89 4 5

Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36 42 12 0 3,27 2

Qua khảo sát bảng 2.10 cho thấy:

Cán bộ quản lý các trường đã coi trọng biện pháp quy định nội dung, số lượng cụ thể của hồ sơ chuyên môn và biện pháp sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá giáo viên.

Biện pháp kiểm tra đột xuất hồ sơ cá nhân chưa làm tốt. Về nhận xét đánh giá chưa sâu sắc, nên việc điều chỉnh sau kiểm tra chưa được nhiều.

Do nhà trường không kiểm tra đột xuất và thường xuyên hồ sơ cá nhân cho nên trong thực tế nhiều giáo viên không cập nhật nội dung thường xuyên, chỉ đến khi có đợt kiểm tra thì giáo viên mới hoàn thiện và bổ sung.

2.3.3.3. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên có vai trò rất quan trọng, thực tiễn giảng dạy trong nhà trường cho thấy: giáo viên nào có ý thức chuẩn bị tốt ( soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giáo viên đó sẽ tốt hơn.

Ý thức được tầm quan trọng của soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, nhà trường đã đề ra một số biện pháp quản lý cơ bản đối với nội dung này. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên qua việc điều tra

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có học sinh nội trú dân nuôi huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh (Trang 43 - 95)