Cách cấy giống nấm

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 84 - 86)

IV. CÁC DỤNG CỤ VÀ VẬT TƢ KHÁC 1 Khuôn gỗ trồng nấm rơm

3.3.Cách cấy giống nấm

3. Trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ

3.3.Cách cấy giống nấm

Cây gỗ sau khi chặt đƣợc cắt thành từng đoạn 1,2 - 1,5m. Nhúng hai đầu đoạn gỗ vào dung dịch nƣớc vôi đặc để ngăn chặn mốc bệnh phát triển. Các chỗ sây sát cũng bôi nƣớc vôi (không bôi vôi vào các lỗ cấy giống nấm). Ta loại bỏ các đoạn gỗ đã bị nấm mốc hoặc sâu bệnh đục phá bên trong, chất gỗ khoảng một tuần để gỗ chảy bớt nhựa.

Dùng búa hoặc các dụng cụ đã giới thiệu ở trên để tạo lỗ trong thân cây gỗ. Mỗi lỗ cách nhau 12-15cm sâu độ 2,0-2,5cm. Nếu các hàng lỗ cách nhau 7-8 cm nên bố trí so le. Lƣu ý các lỗ cần cách mép đoạn gỗ 5-7 cm. Ta nhặt các phoi gỗ bật ra và cất đi một chỗ, sau này ta còn dùng đến chúng.

Tra giống vào trong các lỗ, mỗi lỗ tra một lƣợng giống bằng 2/3 chiều sâu (2/3 hạt ngô). Dùng phoi gỗ đậy lên và

có thể hòa xi măng đặc vừa phải (nhƣ kiểu bột trẻ em), quét lên các mặt lỗ đã đƣợc lấp kín bởi phoi gỗ. Làm nhƣ vậy để tránh các loại nấm, mốc khác xâm nhập vào trong cây, mặt khác ngăn không cho kiến đào bới. Có thể dùng đất sét mới khai thác miết vào miệng lỗ, cách làm này đơn giản, rẻ tiền.

Sau khi đã tra giống, ta xếp gỗ vào nhà ƣơm. Kê gạch để gỗ cách nền độ 15-20 cm và xếp theo hình khối cao tới 1,5m, còn dài thì tuỳ ý. Trên cùng phủ các bao tải hoặc chiếu cũ đã chuẩn bị từ trƣớc và đƣợc làm ƣớt. Công việc hàng ngày lúc này là tƣới đủ ẩm lớp bao tải phủ ngoài đống ủ. Lƣu ý tránh tƣới nhiều nƣớc làm cho chúng ngấm xuống đống ủ và thấm vào cây gỗ, làm giống chết do sũng nƣớc trong các lỗ. Khoảng 15-20 ngày ta đảo lại đống ủ cho đều và kiểm tra xem giống mộc nhĩ có mọc loang ra hay không. Kiểm tra bằng cách lấy một cây trong đống ủ rồi cƣa ngang qua một lỗ. Nếu thấy sợi nấm ăn trắng vào sâu thân gỗ là đƣợc. Ngƣợc lại, nếu thấy chúng có màu đen là giống đã chết. Những cây gỗ có nấm mộc nhĩ mọc tốt đƣợc xếp lại và ủ tiếp khoảng 15-20 ngày nữa. Sau giai đoạn này nấm bắt đầu mọc.

Khi mộc nhĩ mọc, chúng sẽ phát triển lan khắp xung quanh thân gỗ vì giống đã mọc loang ra khắp nơi. Cây con mọc lên đốm trắng, chi chít và sần sùi nhƣ da cóc. Ta chuyển các đoạn gỗ này ra khu vực khác, lƣu ý để ở nơi tiện việc tƣới nƣớc, chăm sóc, thu hái.

Việc thu hái tiến hành bình thƣờng nhƣ trong tự nhiên. Chọn những cây to, mép xoăn (biểu hiện đã già) thu hái trƣớc, những cây nhỏ để lại, chúng sẽ lớn dần lên. Quá trình thu hái kéo dài trong khoảng 6-8 tháng liên tục.

Suốt giai đoạn này vẫn phải tƣới nƣớc thƣờng xuyên, Tuỳ thời tiết khô hanh, nóng, nắng nhiều hay ít mà ta điều chỉnh lƣợng nƣớc tƣới cho gỗ. Mặt khác, theo dõi lƣợng mộc nhĩ mọc nhiều hay ít cũng là một yếu tố quan trọng để xác định lƣợng nƣớc tƣới cho cây gỗ.

Cứ khoảng 15-20 ngày thì tiến hành đảo gỗ một lần. Đảo đều từ trên xuống dƣới, từ dƣới lên trên và đảo từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong.. làm sao đảm bảo độ ẩm đồng đều cho mọi phía của khúc gỗ và cả đống gỗ. Cần điều chỉnh ánh sáng sao cho cây mộc nhĩ có màu nâu sẫm là đƣợc (xem phần Đặc tính sinh học của mộc nhĩ). Thƣờng xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nền nhà và khu vực xung quanh nơi chất gỗ. Nguồn nƣớc tƣới hàng ngày phải dùng nƣớc sạch, nếu dùng nƣớc bẩn để tƣới sẽ phát sinh bệnh hại nấm.

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 84 - 86)