Dụng cụ và giống

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 83 - 84)

IV. CÁC DỤNG CỤ VÀ VẬT TƢ KHÁC 1 Khuôn gỗ trồng nấm rơm

3.2.Dụng cụ và giống

3. Trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ

3.2.Dụng cụ và giống

Để trồng mộc nhĩ trên cây gỗ, dứt khoát phải có loại búa chuyên dụng để tạo lỗ trên thân cây. Có ngƣời dùng khoan, dùng đục để thay thế búa nhƣng vất vả gấp nhiều lần.

Loại búa này, ở phần đầu có mũi khoan và có đƣờng thông để phoi gỗ bật ra ngoài. Đƣờng kính của mũi khoan từ 1,5-2cm. Dùng búa chuyên dụng vừa nhẹ nhàng, dễ dàng, hiệu suất cao mà kỹ thuật lại đảm bảo.

Ngoài ra, chúng ta còn phải chuẩn bị có sẵn bình tƣới nƣớc hoặc phun nƣớc, một số bao tải gai hoặc chiếu cũ đã đƣợc giặt sạch, phơi khô để làm vật che phủ đống ủ.

Giống nấm cần chuẩn bị thật chu đáo. Không dùng giống già quá hoặc non quá. Giống già là giống đã ra mộc nhĩ ngay ở trong chai hoặc túi nilon đựng giống. Giống non là giống chƣa ăn kín xuống dƣới đáy túi. Nếu có hiện tƣợng nhiễm tạp các loại nấm và mốc khác thì giống cũng không tốt. Ta thấy chai giống trắng đều từ trên xuống dƣới là tốt. Khâu giống là khâu cực kỳ quan trọng, nó quyết

định thành, bại của việc nuôi trồng mộc nhĩ. Vì vậy, cần mua giống ở những cơ sở đã có nhiều kinh nghiệm và đáng tin cậy, tránh mua giống ở những địa chỉ không đảm bảo.

Việc tính toán thời gian khai thác gỗ và sử dụng giống phải thật ăn khớp để tránh tình trạng gỗ đã chặt mà chƣa có giống hoặc ngƣợc lại. Chúng ta cũng cần phải biết rằng, để sản xuất giống cần ít nhất một tháng. Do đó, phải hợp đồng thật cụ thể với cơ sở kinh doanh giống nấm.

Một phần của tài liệu Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng (Trang 83 - 84)